Thi công nhà ở hiện nay càng ngày cải tiến phương pháp thi công để mang lại hiệu quả cao nhất mà giá thành lại tiết kiệm hơn. Phương pháp thi công móng nhà phổ biến mà hiệu quả cao đó là móng băng và móng bè. Enhome sẽ giúp bạn tìm hiểu móng băng và móng bè là gì và nên chọn loại móng nào để thi công nhà bạn nhé!
Định nghĩa hai loại móng băng và móng bè
Móng băng
Là loại móng nông, được đổ bê tông chạy dọc theo các bức tường, bao bọc cả hệ thống cột, tạo thành các dải dài dưới chân hệ thống cột hoặc tường chịu lực. Nên chôn móng sâu khoảng dưới 2 đến 2,5m.
Móng băng phía dưới cột hoặc tường chịu lực đó ta gọi là móng dầm. Móng dầm này liên kết các cột nhà, tường với nhau, tạo thành một vành đai bao quanh vững chắc, giúp tăng diện tích chịu tải, đảm bảo cân bằng và an toàn cho ngôi nhà.
Móng băng tùy vào đặc tính ta có thể phân loại ra thành
- Theo phương: Móng băng một phương và móng băng hai phương
- Theo tính chất: Móng băng cứng, móng băng mềm và móng băng kết hợp
Ta phải xem xét diện tích đất, địa hình cũng như độ cứng mền của đất mà thi công loại móng băng phù hợp để đảm bảo an toàn công trình.
Móng bè
Là loại móng nông giống móng băng, ta hay gọi là móng toàn diện. Toàn diện tại vì ta đổ bê tông cốt thép phủ toàn bộ nền đất, tải trọng ngôi nhà sẽ được phân bố đều, giải quyết được vấn đề của nhà xây trên nền đất yếu.
Loại móng này được sử dụng nhiều cho các công trình nhà có tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa nước, hồ bơi hoặc nhà cao tầng có kết cấu chịu lực lún lệch lún không đều.
Yêu cầu cấu tạo của móng băng và móng bè trong thi công
Khi thi công xây dựng hai loại móng băng và móng bè ta cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định khi tiến hành xây dựng cả móng băng và móng bè. Nên hỏi ý kiến chuyên gia khi có sự thay đổi thông số tại vì kết cấu móng rất quan trọng trong thiết kế kiến trúc công trình.
Cấu tạo móng băng
Phải đổ một lớp bê tông lót mỏng chạy liên tục để liên kết móng thành một khối dầm móng.
Các thông số quy định:
- Lớp bê tông lót dày 10cm
- Kích thước bản mỏng phổ thông: (900-1200)x350mm
- Kích thước dầm móng phổ thông: 300x(500-800)mm
- Thép bản mỏng phổ thông: φ12a150
- Thép dầm móng phổ thông: Thép dọc 6φ(18-22), thép đai φ8a150
Có thể bạn quan tâm: Đơn vị thiết kế thi công nhà Đà Nẵng đáng tin cậy nhất
Cấu tạo móng bè
Tương tự móng băng, ta cũng phải đổ một lớp bê tông lót mỏng trải rộng dưới công trình, dầm móng.
Các thông số quy định:
- Lớp bê tông sàn phải dày 10cm
- Chiều cao bản móng tiêu chuẩn 3200mm
- Kích thước dầm móng tiêu chuẩn: 300×700 ( mm )
- Thép bản mỏng tiêu chuẩn là 2 lớp thép φ12a200
- Thép dầm móng tiêu chuẩn: Thép dọc 6φ(20-22), thép đai φ8a150
Xem thêm:
- Kiến thức kiến trúc hay và hữu ích
- Thiết kế nhà phố thịnh hành 2023
Quy trình thi công hai loại móng băng và móng bè
Enhome sẽ trình bày quy trình thi công hai loại móng băng và móng bè để bạn có thể có sự chuẩn bị tốt nhất lúc thi công.
Đối với móng băng
- Bước 1: Giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu thi công như xi măng, máy móc,…
- Bước 2: San lấp mặt bằng, đánh dấu khu vực đào đất, tiến hành đào đất. Nếu có nước thì sử dụng máy bơm hút nước ra ngoài.
- Bước 3: Tiến hành công tác cốt thép
Chọn thanh thép đạt tiêu chuẩn, tiến hành cắt và hàn các mối thép lại theo đúng kỹ thuật đề ra
Đổ lớp bê tông lót dày 10cm hoặc lớp lót gạch trên nền.
Đặt các bản kê lên trên lớp bê tông lót.
Đặt thép móng băng.
Đặt thép dầm móng.
Đặt thép chờ cột.
- Bước 4: Tiến hành công tác cốt pha. Đây là bước quan trọng, phải thực hiện theo đúng yêu cầu của kỹ sư, thi công cẩn thận tỉ mỉ để tạo ra độ bền chắc của công trình xây dựng.
- Bước 5: Đổ bê tông
- Bước 6: Kiểm tra móng bê tông, đảm bảo móng bê tông phải luôn ẩm, tưới nước thường xuyên cho đến khi bê tông hoàn thiện.
Đối với móng bè
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu, máy móc, nên chuẩn bị dư ra đã định. Đảm bảo khu vực đổ bê tông đã được phân định rõ ràng, kiểm tra khu vực nền đất để đảm bảo an toàn thi công
- Bước 2: Đào đất trên khu vực thi công đã quy định trong thiết kế
- Bước 3: Tiến hành trộn bê tông theo đúng yêu cầu kỹ sư về thành phần và tỉ lệ
- Bước 4: Tiến hành đổ bê tông giằng
Đổ bê tông theo từng lớp, mỗi lớp dày từ 20-30cm, tạo sự liên kết giữa các lớp bê tông
Cần chú ý khi đổ bê tông, lớp bê tông trên phải chồng lên lớp dưới ngay khi mà lớp bê tông dưới đang cứng lại
- Bước 5: Kiểm tra móng bê tông, đảm bảo móng bê tông phải luôn ẩm, tưới nước thường xuyên cho đến khi bê tông hoàn thiện.
Ưu điểm và nhược điểm của hai loại móng băng và móng bè
Móng băng và móng bè đều có ưu và nhược điểm riêng, chủ nhà cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố cũng như xét xem mặt lợi mặt hại để chọn thi công cho mình 1 trong 2 loại móng băng và móng bè một cách hợp lý nhất nhé.
Đối với móng băng
Ưu điểm:
- Nếu tính toán cẩn thận thì khi tâm của tải trọng bên trên móng trùng với tâm móng băng thì móng băng giúp đảm bảo vững chắc công trình.
- Ưu điểm của móng băng là chống lại hiện tượng lún không đều giữa các cột.
- Phù hợp với các công trình nhà ở, quy mô vừa và nhỏ
Nhược điểm:
- Móng băng và móng bè cũng đều là móng có chiều sâu nông nên cũng giống nhau về sự ổn định kém khi chịu tác động lực lớn phương ngang.
- Trong trường hợp thi công trên nền đất có địa chất đất bùn yếu, địa chất không ổn định thì tốt hơn nên chọn phương án móng cọc thay thế
- Trường hợp lúc đào đất làm móng, nước ngầm sâu thì khiến việc thi công móng sẽ khá phức tạp
Phong thuỷ móng nhà và 4 loại móng nhà phổ biến hiện nay, chi tiết https://enhome.vn/mong-nha/
Đối với móng bè
Ưu điểm:
- Sử dụng để làm móng cho các công trình trên lớp đất tốt, chiều dày lớn và có tính ổn định cao
- Thời gian thi công nhanh, tiết kiệm nguyên vật liệu mà chi phí thiết kế thi công lại rẻ.
- Chiều sâu móng nông nên phù hợp với công trình nhỏ, chiều cao thấp
- Lưu ý: phải được xây dựng tại khu vực ít công trình xung quanh, tránh tác động của các công trình sát bên
Nhược điểm:
- Móng bè khá kén địa hình, không nên thi công trên đất nền yếu
- Vì đặc điểm phủ toàn bộ mặt đất nền, nên khi bị lún ở một khu vực dưới lớp bê tông nền thì công trình sẽ bị lệch, gây mất an toàn thi công cũng như sử dụng.
- Vì móng nông nên khi có rò rỉ nước ngầm, thiên tai như mưa bão, lũ lụt, mưa gió lớn thì sẽ xảy ra vấn đề gây mất tính ổn định của công trình, đồng thời ảnh hưởng lan sang kết cấu móng của các khu vực bên cạnh
Lời kết
Thi công nhà ở là cả một quá trình, mỗi giai đoạn đều rất quan trọng, cần bạn phải chú tâm, cẩn thận, sai một ly thì hậu quả sẽ ảnh hưởng dài về sau. Giữa móng băng và móng bè đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, gia chủ cần phải dựa vào nhiều yếu tố cũng như mục đích sử dụng để chọn cho mình 1 trong 2 loại móng băng và móng bè nhé. Nếu bạn muốn được tư vấn và thiết kế nội thất cho ngôi nhà mới xây của bạn, hãy liên hệ với EnHome – Công ty thiết kế kiến trúc Đà Nẵng uy tín để được hỗ trợ nhiệt tình nhất.