Việc tuân thủ những nguyên tắc thiết kế biệt thự cổ điển đóng vai trò vô cùng quan trọng để xây dựng một biệt thự cổ điển đúng phong cách. Các mẫu biệt thự cổ điển mang trong mình những nét đẹp đặc trưng riêng, chú trọng đến sự nhất quán trong bố cục, hoa văn, màu sắc sang trọng và tinh xảo. Dưới đây là 7 nguyên tắc thiết kế giúp gia chủ hiểu rõ hơn về cách tạo ra biệt thự cổ điển sang trọng và đẳng cấp!
Đặc trưng của biệt thự phong cách cổ điển
Mẫu thiết kế biệt thự cổ điển là biểu tượng của sự xa hoa và thể hiện vị thế trong xã hội. Mẫu biệt thự này thường được xây dựng trên diện tích rộng và gây ấn tượng với người nhìn bởi sự tráng lệ. Trong quá trình xây dựng, các kỹ sư luôn tỉ mỉ trong từng đường nét và hoa văn chính xác nhất. Các chi tiết hoa văn và các hình tượng cổ xưa thường được điêu khắc vô cùng trau chuốt, tạo nên vẻ đẹp huyền bí và lộng lẫy cho căn biệt thự. Bên cạnh đó, biệt thự cổ điển không thể thiếu mái vòm cong và cửa sổ hình bán nguyệt làm tôn lên vẻ mềm mại, rộng lớn của công trình.
7 nguyên tắc thiết kế biệt thự cổ điển quan trọng mà bạn cần biết
Biệt thự cổ điển không chỉ là nhà ở, mà còn là biểu tượng của sự đẳng cấp trong kiến trúc. Với 7 nguyên tắc thiết kế, mỗi ngôi biệt thự cổ điển trở thành một tác phẩm nghệ thuật, tôn vinh văn hóa và lối sống lịch lãm. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên tắc này và hiểu sâu hơn về vẻ đẹp phong cách cổ điển.
Nguyên tắc 1: Tạo sự cân đối trong cấu trúc
Tính cân đối trong bố cục là một yếu tố vô cùng quan trọng trong kiến trúc biệt thự cổ điển, đảm bảo sự cân xứng của hình khối nhà. Trong biệt thự cổ điển, mỗi đồ vật được bố trí đối xứng với nhau thông qua trực tâm ngôi nhà. Ví dụ, cửa sổ thường được đặt ở hai bên tòa nhà theo đối xứng, cũng như các họa tiết trang trí và đồ nội thất khác.
Sự cân đối trong bố cục có tác dụng tạo ra một không gian đồng nhất và đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ của biệt thự. Các kiến trúc sư chuyên nghiệp sẽ sắp xếp các chi tiết một cách hợp lý nhất, tránh được sự thừa thãi và cầu kỳ khi nhìn vào.
Nguyên tắc 2: Tạo điểm nhấn ở thức cột và mái của biệt thự
Trong ngoại thất biệt thự, các hệ thức cột và mái là những yếu tố rõ nhất thể hiện phong cách cổ điển. Hiện nay, có nhiều loại hệ thức cột và mái được sử dụng trong kiến trúc biệt thự cổ điển, tùy thuộc vào trường phái và sở thích của gia chủ.
Hệ thức cột
Có ba loại hệ thức cột phổ biến nhất trong kiến trúc cổ điển, lấy cảm hứng từ thần thoại Hy Lạp, đó là: Doric, Ionic và Corinth. Mỗi loại hệ thức cột có những đặc điểm riêng:
- Hệ thức Doric: Có thiết kế đơn giản, mang tính khỏe khoắn và không có các đường uốn lượn hay trang trí phức tạp.
- Hệ thức Ionic: Thiết kế độc đáo, tinh tế, thanh lịch, phần đỉnh cột thường được trang trí với dáng cong.
- Hệ thức Corinth: Là hệ thức hoa mỹ nhất trong ba hệ thức cột, với nhiều họa tiết tráng lệ, đa dạng về hoa văn và hình ảnh trang trí.
Việc lựa chọn hệ thức cột phù hợp tùy thuộc vào mục đích của mỗi công trình. Tuy nhiên, hệ thức Ionic thường được ưa chuộng nhiều nhất, vì loại cột này phù hợp với thị hiếu của đa số gia chủ, mang đến sự tinh tế và thanh lịch.
Mái trong kiến trúc biệt thự cổ điển
Trong kiến trúc biệt thự cổ điển, mái vòm và mái Mansard là hai loại mái phổ biến nhất trong nguyên tắc thiết kế biệt thự cổ điển, mang đến một vẻ đẹp thẩm mỹ cao cho công trình.
- Mái vòm: Có hình dạng cong hoặc hình vòm bán nguyệt, thường được sử dụng trong kiến trúc cổ điển truyền thống, tạo nên một vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ và nguy nga.
- Mái Mansard: Là một loại mái hình thang, thường được lợp bằng đá, giúp giữ ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Mái Mansard mang đến một vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp.
Cả hai loại mái này tạo ra hiệu ứng tương đối mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho các phần khác trong ngoại thất. Ngoài ra, một số công trình biệt thự cổ điển còn có các phần mái phụ như tiền sảnh, ban công, cửa sổ để tạo điểm nhấn hoa lệ và tráng lệ hơn.
Nguyên tắc 3: Sự phong phú trong hoa văn và phào chỉ
Hoa văn và phào chỉ trong biệt thự cổ điển cần yêu cầu sự tỉ mỉ, cầu kỳ và tinh tế trong từng chi tiết. Các chi tiết này tập trung vào các đường uốn lượn tạo ra các hình dạng vòng cung và vòm tròn. Tác dụng của hoa văn và phào chỉ là mang đến một cảm giác mềm mại, tinh tế cho không gian. Ngoài ra, chúng còn tạo ra những dấu ấn làm cho kiến trúc trở nên nghệ thuật hơn.
Lưu ý, các chi tiết thiết kế phải tuân thủ tỷ lệ hài hòa và được bố trí một cách khoa học. Ngoài ra, gia chủ có thể sử dụng các phù điêu tinh vi được chạm khắc để làm điểm nhấn trang trí cho công trình.
Nguyên tắc 4: Ưu tiên sử dụng màu sắc trung tính
Màu sắc được lựa chọn trong thiết kế biệt thự cổ điển thường theo hướng trung tính, nhẹ nhàng và thanh thoát. Những màu sắc phổ biến bao gồm vàng, trắng, xám, be, nâu trầm và các tông màu tương tự. Những gam màu này có tác dụng tạo ra một không gian sang trọng, nâng cao vẻ đẹp quý phái của các hình khối, hoa văn trang trí và đồ nội thất.
Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá nhiều màu sắc trầm, vì điều này có thể làm cho không gian trở nên tối tăm. Thay vào đó, bạn nên nên kết hợp giữa màu tối và sáng để tạo ra một không gian đẹp, ấm cúng và vẫn giữ được sự kiêu kỳ.
Nguyên tắc 5: Sử dụng vật liệu tự nhiên cho thiết kế ngoại thất
Vật liệu được sử dụng trong thiết kế kiến trúc cổ điển bao gồm thạch cao, đá tự nhiên (như thạch anh, hoa cương) và gỗ tự nhiên. Thạch cao thường được sử dụng để làm tường, trong khi đá tự nhiên được sử dụng để ốp sàn, ốp cột và ốp tường. Gỗ tự nhiên thường được sử dụng để tạo phào chỉ và phù điêu trang trí. Những vật liệu này có tác dụng tạo ra một vẻ đẹp xa hoa cho công trình, đồng thời mang lại cảm giác cao cấp.
Nguyên tắc 6: Sự sử dụng nội thất cao cấp
Nội thất trong biệt thự cổ điển được chế tạo từ các chất liệu cao cấp như gỗ tự nhiên và da. Thông thường, những món đồ này được trang trí với hoa văn và họa tiết tinh xảo, được làm việc kỹ lưỡng và mang tông màu nhẹ nhàng (màu gỗ, kem, vàng, nâu trầm). Những món đồ nội thất này có tác dụng tạo ra vẻ hoài cổ, ấm áp và sang quý cho không gian, đáp ứng nhu cầu của gia chủ.
Nguyên tắc 7: Thiết kế hệ thống chiếu sáng hợp lý
Hệ thống chiếu sáng đóng vai trò quan trọng và yêu cầu sự bố trí hợp lý. Ánh sáng tự nhiên và ánh sáng từ đèn cần được kết hợp một cách khoa học và tỉ mỉ. Ánh sáng từ đèn gồm đèn âm tường, đèn chùm pha lê, đèn led với ánh sáng vàng ấm. Ánh sáng tự nhiên được tận dụng thông qua việc sử dụng cửa sổ và giếng trời. Khi kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng từ đèn, không gian trong biệt thự trở nên lộng lẫy, sang trọng, ấm áp và mang đến một cảm giác sống động hơn.
Ứng dụng nguyên tắc thiết kế biệt thự cổ điển vào thực tế
Tuân thủ nguyên tắc thiết kế biệt thự phong cách cổ điển giúp tạo ra không gian sống với sự thanh lịch, tinh tế và sang trọng. Để đạt được điều này, ta có thể áp dụng các yếu tố cổ điển như kiến trúc, hoa văn và đồ nội thất cổ điển. Sử dụng vật liệu tự nhiên như gỗ, đá và đất nung cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp cổ điển cho biệt thự. Dưới đây là một số cách áp dụng nguyên tắc cho ngoại thất và nội thất biệt thự cổ điển.
Ứng dụng nguyên tắc thiết kế ngoại thất cho biệt thự cổ điển
Ngoại thất được xem là bộ mặt của toàn bộ kiến trúc biệt thự, vì vậy khi thiết kế ngoại thất bạn nên áp dụng những tiêu chuẩn bên dưới để tạo ấn tượng với người nhìn.
- Bố cục không gian: Đảm bảo mọi chi tiết trong không gian được sắp xếp một cách khoa học.
- Cột, mái: Sử dụng các cột trụ, mái Mansard hoặc mái vòm truyền thống để tạo nên kiến trúc đặc trưng.
- Màu sắc, họa tiết: Lựa chọn màu sắc trung tính như vàng, kem, trắng, be,… tránh sử dụng quá nhiều màu sắc trầm và hạn chế họa tiết cầu kỳ, phức tạp.
- Cổng: Trang trí với các họa tiết có đường nét uốn lượn và bạn có thể thiết cổng có mái che.
- Chất liệu: Sử dụng chất liệu như gỗ tự nhiên, sắt và ngói để thể hiện được vẻ đẹp đặc trưng của kiến trúc cổ điển.
- Hệ thống cửa: Sử dụng chất liệu gỗ tự nhiên, kính và có thể có mái che hình vòm để tạo nên vẻ đẹp độc đáo và sang trọng.
- Hệ thống vườn: Xây dựng một sân vườn rộng rãi với nhiều cây xanh và các tiểu cảnh như bể cá, hòn non bộ, bàn trà,… tạo không gian thư giãn cho thành viên trong gia đình.
Ứng dụng nguyên tắc thiết kế biệt thự cổ điển cho nội thất
Không chỉ phần ngoại thất, nội thất biệt thự cổ điển cũng cần được lưu tâm nhiều trong quá trình thiết kế. Việc ứng dụng các nguyên tắc vào bản vẽ giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ của biệt thự và vị thế của gia chủ. Với mỗi khu vực sẽ có cách thiết kế như sau:
Phòng khách
- Màu sắc: Sử dụng các màu sắc như vàng nhạt, kem, be, trắng, xám, xanh rêu để tạo cảm giác sang trọng, lịch lãm và tinh tế.
- Bài trí nội thất: Sử dụng nội thất bằng gỗ tinh xảo và xa hoa như kệ tủ, bàn ghế sofa, thảm trải sàn và các đồ trang trí.
Phòng bếp
- Màu sắc: Sử dụng tông màu trắng kết hợp với họa tiết vàng kim để tạo vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và ấm cúng.
- Bài trí nội thất: Tạo bố cục không gian hài hòa và đối xứng, bao gồm đầy đủ đồ nội thất cần thiết và những món đồ trang trí như bình hoa, đèn chùm pha lê và chậu cây. Tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng cửa sổ lớn bằng kính.
Phòng ngủ
- Màu sắc: Sử dụng tông màu ấm như kem, be, vàng nhạt để tạo không gian rộng rãi và thoải mái.
- Bài trí nội thất: Đảm bảo tính đối xứng trong phòng ngủ cổ điển với họa tiết trang trí đơn giản để tạo điểm nhấn. Sử dụng nhiều món đồ nội thất bằng gỗ cao cấp như giường, bàn học, bàn trang điểm, tủ quần áo, đồ trang trí, kệ sách và tranh ảnh.
Phòng tắm
- Màu sắc: Sử dụng màu sắc như trắng, kem, be, vàng nhạt để tạo vẻ đẹp nhã nhặn và sang trọng.
- Bài trí nội thất: Tạo không gian phòng tắm cổ điển sang trọng và tinh tế với không gian rộng rãi. Bao gồm bồn tắm, vòi sen, tủ kệ, kính ngăn, lavabo và các món đồ trang trí như bình hoa, chậu cây, rèm cửa và tranh ảnh.
Lưu ý khi thiết kế biệt thự cổ điển
Biệt thự cổ điển được coi là biểu tượng của sự xa hoa, tiện nghi, dẫn đầu trong xu hướng kiến trúc tại Việt Nam. Tuy nhiên, không nhiều người hiểu rõ về các điểm quan trọng trong quá trình thiết kế của chúng. Dưới đây là một số lưu ý để bạn có thể tham khảo.
- Để xây dựng biệt thự cổ điển lý tưởng, gia chủ cần lập kế hoạch chi tiết để tối ưu hóa ngân sách và dự trù chi phí phát sinh.
- Sự cân đối giữa bố cục, màu sắc, họa tiết giúp tạo ra một căn nhà hoàn hảo, thể hiện sự đẳng cấp và tinh tế.
- Đặc biệt quan trọng là việc xem xét địa thế, hướng của biệt thự, vì điều này có thể đem lại sự thịnh vượng và may mắn cho gia đình.
- Việc tính toán diện tích sử dụng phải phù hợp với số lượng thành viên trong gia đình, đảm bảo mọi người có không gian sống thoải mái và tiện nghi.
Như vậy, bài viết trên đã nêu đến 7 nguyên tắc thiết kế biệt thự cổ điển sang trọng, tinh tế, tạo không gian sống đẳng cấp. Hy vọng, qua bài viết này bạn có thêm những kiến thức hay để áp dụng cho căn biệt thự của mình sắp tới. Nếu bạn đang tìm đơn vị thiết kế và thi công, hãy lựa chọn công ty uy tín, chuyên nghiệp để thực hiện ngôi nhà của mình đúng yêu cầu mà vẫn khoa học. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của EnHome!