Cầu thang dọc nhà là một thiết kế tối ưu cho những không gian nhà nhỏ như nhà ống, nhà phố. Cầu thang dọc giúp thiết kiệm không gian những vẫn bẩm bảo công năng sử dụng và tính thẩm mỹ. Bài viết dưới đây, EnHome muốn chia sẻ đến các bạn những mẫu thiết kế cầu thang dọc đẹp, phù hợp với thiết kế nhà ống, nhà phố và cách bố trí cầu thang chuẩn phong thủy, xem ngay nhé!
Cầu thang dọc nhà là gì?
Cầu thang dọc có thể hiểu đơn giản là cầu thang 1 vế được thiết kế theo chiều dọc của ngôi nhà, nép sát vào một bên tường và không có các bậc nghỉ. Mẫu cầu thang dọc rất phù hợp với các thiết kế kiến trúc có diện tích nhỏ như nhà ống, giúp tiết kiệm diện tích, tối ưu công năng sử dụng nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian. Nhờ vậy, cầu thang dọc đang dần trở thành một sự lựa chọn phổ biến trong thiết kế và xây dựng hiện nay.
Ưu, nhược điểm của cầu thang dọc nhà
Ưu điểm:
- Cầu thang dọc giúp tiết kiệm diện tích một cách hiệu quả, do được thiết kế sát với 1 bên tường.
- Cầu thang dọc vẫn đảm bảo được tính thẩm mĩ và đồng nhất nếu được lựa chọn vật liệu và màu sắc một cách khéo léo, phù hợp, mặc dù có thiết kế đơn giản.
- Khu vực gầm cầu thang cũng có thể được tận dụng để trang trí hoặc lưu trữ đồ đạc, giúp tối ưu không gian.
- Cầu thang dọc có thể phù hợp với định hướng thiết kế của mẫu nhà, bởi sự đơn giản, dễ bố trí và dễ phối hợp chất liệu, màu sắc,…
- Với thiết kế đơn giản, cầu thang sẽ giúp gia chủ tiết kiệm thời gian và chi phí xây dựng.
Nhược điểm:
Nhược điểm lớn nhất của thiết kế cầu thang dọc nhà là không có các bậc nghỉ, do cầu thang được thiết kế theo một đường thẳng. Việc thiếu bậc nghỉ có thể làm người di chuyển bị mệt, vận chuyển đồ đạc khó khăn. Đặc biệt, đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ, thì đây càng là một hạn chế lớn.
15+ Mẫu cầu thang dọc nhà đẹp, ấn tượng cho gia chủ tham khảo
Cầu thang dọc nhà có rất nhiều ưu điểm, nếu ngôi nhà của bạn cũng có kích thước nhỏ bạn nên cân nhắc lựa chọn thiết kế cầu thang này. Tham khảo 15 mẫu cầu thang dọc dưới đây để lựa chọn một mẫu cầu thang phù hợp nhé.
Mẫu cầu thang dọc nhà ống
Thiết kế cầu thang dọc theo nhà rất phù hợp với thiết kế kiến trúc của những ngôi nhà có diện tích nhỏ như nhà ống. Cầu thang dọc không chiếm quá nhiều diện tích của ngôi nhà, dễ dàng bố trí ở nhiều vị trí, phù hợp với nhiều chất liệu, màu sắc để hài hòa với tổng thể của ngôi nhà giúp không gian nhà ống được tối ưu nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.
Cầu thang dọc nhà ống 4m
Nhà ống 4m là kiểu nhà có diện tích nhỏ và có phần hơi chật trội, một chiếc cầu thang dọc đơn giản, ở một bên góc tường sẽ không chiếm quá nhiều diện tích của không gian. Thiết kế tay vịn cầu thang độc đáo sẽ làm cho cầu thang và không gian thêm phần ấn tượng.
Cầu thang dọc nhà ống 5m
Nhà ống 5m có diện tích lớn hơn nhà ống 4m nhưng vẫn rất phù hợp với thiết kế cầu thang dọc. Đặt cầu thang ở giữa phòng khách và phòng bếp sẽ giúp di chuyển dễ dàng hơn. Kết hợp tay vịn bằng kính là một lựa chọn hữu ích giúp tăng thêm phần sang trọng cho ngôi nhà.
Nhà phố có cầu thang dọc nhà
Nhà phố cũng là một dạng nhà có diện tích nhỏ, tương tự như nhà ống vì vậy việc sử dụng cầu thang dọc cũng rất thích hợp. Những mẫu cầu thang dọc cho nhà phố nên là nhưng mẫu cầu thang tối giản, đơn giản, sử dụng những tông màu trung tính để làm cho không gian trở nên rộng rãi và thoải mái hơn. Chất liệu gỗ là một lựa chọn tốt cho một thiết kế cầu thang dọc nhà phố.
Cầu thang dọc nhà ống 2 tầng
Thiết kế nhà ống 2 tầng có cầu thang dọc theo nhà nên là những mẫu cầu thang có thể tận dụng được tối ưu diện tích gầm cầu thang. Việc tích hợp thêm kệ tivi, tủ bếp thông minh, bàn làm việc,… sẽ giúp không gian được tối ưu và tiện lợi hơn. Tránh sử dụng những thiết kế cầu thanh vách tường sẽ tạo cảm giác bí bách cho ngôi nhà.
Nguyên tắc bố trí, thiết kế cầu thang dọc nhà ống chuẩn phong thủy
- Hướng cầu thang không được chạy thẳng ra cửa, phòng bếp
Các khu vực này thường được coi là “miệng khí”, nơi dung nạp năng lượng. Thiết kế cầu thang dọc nhà ống trực tiếp hướng vào những khu vực này sẽ làm tăng hoặc giảm năng lượng một cách đột ngột, tạo ra tình trạng rối loạn năng lượng, có thể làm gia đình xáo trộn, không yên bình. Trong trường hợp bất đắc dĩ có thể sử dụng màn che, lam gỗ hoặc bố trí thêm vách ngăn để giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hướng cầu thang đến năng lượng của ngôi nhà.
- Tính bậc cầu thang theo quy tắc “sinh, lão, bệnh, tử”
Theo quy tắc này, bậc cầu thang đầu tiên sẽ là bậc “sinh”, các thứ tự bậc tiếp theo là “lão”, “bệnh”, “tử” và lặp lại như vậy đến bậc thang cuối cùng. Bậc cuối cùng của cầu thang phải rơi vào bậc “Sinh” thì mới đảm bảo phong thủy. Công thức chung để tính toán số bậc thường là 4n+1. Theo công thức này, bất kể giá trị n là bao nhiêu, thì vẫn luôn đảm bảo bậc cuối cùng kết thúc ở “sinh”. Đây là cách xác định số bậc cầu thang theo phong thủy phổ biến nhất.
- Kích thước của cầu thang phải đảm bảo an toàn
Cầu thang dọc theo nhà thông thường có chiều rộng từ 0,9m đến 1m, đây là kích thước nhằm tối ưu không gian và đảm bảo việc di chuyển thoải mái, an toàn cho các thành viên trong gia đình.
- Màu sắc của cầu thang dọc phù hợp với không gian
Màu sắc của cầu thang dọc cần phối hợp hài hòa với màu sơn tường và thiết kế nội thất nhằm tạo sự đồng nhất và tạo cảm giác thoải mái dễ chịu cho không gian sống.
Hy vọng bài viết về cầu thang dọc nhà của EnHome đã giúp bạn lựa chọn được mẫu cầu thang phù hợp cho ngôi nhà của mình. Áp dụng cách bố trí cầu thang của chúng tôi để có một chiếc cầu thang vừa đẹp vừa chuẩn phong thủy nhé. Nếu cảm thấy bài viết của EnHome có ích với bạn, hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức về kiến trúc, nội thất khác nhé!
(Nguồn ảnh: Internet)