Cây cọ là loại cây được trồng khá phổ biến hiện nay, không những được trồng để trang trí nhà cửa mà còn mang trong mình nhiều ý nghĩa phong thủy. Bạn muốn tìm hiểu về cây cọ? Muốn biết ý nghĩa phong thủy của cây cọ? Cách trồng cũng như các kỹ thuật chăm sóc cây? Cùng Enhome xem chi tiết qua bài viết dưới đây.
Cây cọ là cây gì?
Cây cọ có tên khoa học là Arecaceae thuộc họ nhà cau có kích thước khá lớn. Những khóm cây này có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản được du nhập vào nước ta khá lâu. Vì có tán cây rộng nên được trồng ở các công viên để lấy bóng mát.

Cây cọ có tên khoa học là Arecaceae thuộc họ nhà cau có kích thước khá lớn
Đặc điểm của cây cọ
Có nhiều giống cây cọ khác nhau như: cây cọ ta, cây cọ Nhật, cây cọ Mỹ. Chúng được trồng rất phổ biến ở nước ta như ở công viên, dọc các con đường đi, có nhiều giống thường sử dụng làm cây chưng trong nhà. Cây có sức sống khá dẻo dai nên tuổi thọ thường rất lâu cùng với đó cách chăm sóc cũng khá đơn giản nên rất phù hợp với những người bận rộn.

Có nhiều giống cây cọ khác nhau như: cây cọ ta, cây cọ Nhật, cây cọ Mỹ.
Cây cọ cảnh lại có kích thước nhỏ, chỉ cao từ 0,5-2m. Cọ cảnh lớn chậm và thân cây khá nhỏ. Các tán lá cọ cảnh cũng rất rộng và đẹp mắt nên được trồng làm cảnh nhiều. Cây cọ với vẻ đẹp xanh mượt, tròn xoe viên mãn của tán lá cọ , hình dáng độc đáo. Cây cọ có điểm nhấn lại dễ chăm, bền vựng chịu được bóng nên rất phù hợp để làm cây cảnh trong trong nhà.

Cây cọ ta
Cây cọ với thân hình thẳng đứng vươn cao, đội những cái lọng xanh mượt mà có vẻ đẹp sang trọng, mướt mát mang đến không gian tràng ngập sức sống, nên ưa chuộng trồng cây để bàn, cây thủy sinh nới văn phòng, quầy lễ tân, thu ngân, bàn học, bàn làm việc, phòng khách, phòng ăn,… thích nghi tốt trong môi trường nhiệt độ thấp và thiếu ánh sáng.

Cây cọ Nhật

Cây cọ Mỹ
Xem Thêm: 9 loại cây treo tường đẹp, làm nổi bật không gian ngôi nhà
Giá của cây cọ
Hiện nay trên thị trường nhắc tới cọ thì có nhiều giá khác nhau. Tùy vào đặc điểm cũng như dáng cây. Chẳng hạn như bạn muốn mua cọ để chưng trong nhà thì thường sẽ dao động từ 50 nghìn cho đến 500 nghìn một cây, còn nếu bạn muốn mua cây cọ để trồng trong sân vườn hay công viên thì giá có thể lên tới vài triệu một cây.

Cọ để chưng trong nhà thì thường sẽ dao động từ 50 nghìn cho đến 500 nghìn một cây
Ý nghĩa của cây cọ
Với tán lá to tròn cùng với vẻ xanh mượt, cây cọ đem lại nhiều nhiều vui, sự hy vọng, may mắn tài lộc đới với gia chủ. Như chiếc quạt lớn xua đi đi những điều xấu, đem lại điềm lành, sinh tài giữ của. Cây cọ cảnh trong phong thủy có ý nghĩa sinh tài giữ của, thường được trông chậu nhỏ xinh trang trí hiên nhà, cửa ra vào, cầu thang với mong muốn ăn nên làm ra.
Hình ảnh cây cọ với thân hình thẳng đứng vươn cao, đội những cái lọng xanh mượt mà có vẻ đẹp sang trọng, mướt mát mang đến không gian tràng ngập sức sống, nên ưa chuộng trồng cây để bàn, cây thủy sinh nới văn phòng. Với đặc điểm là sức sống bền bỉ, chịu đựng tốt với thời gian dù mưa bão cũng khó làm cây ngã.
Cây lá cọ luôn xòe rộng màu xanh tràn đầy năng lượng tượng trưng cho sức sống dẻo dai, khỏe mạnh, cũng tượng trưng cho bàn tay giữ của, hút tài lộc vào nhà. Bởi vì có nhiều ý nghĩa về phong thủy như vậy nên cây cọ càng ngày được ưa chuộng trồng trong nhà hơn.

Cây lá cọ luôn xòe rộng màu xanh tràn đầy năng lượng
Là biểu tượng của sự may mắn vươn lên trong cuộc sống giúp gia chủ làm ăn phát tài. Cây cọ mang trong mình nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Bởi vì mang trong mình nhiều ý nghĩa tốt lành đối với tất cả các cung mệnh tuy nhiên cọ vì cọ có màu xanh nên rất hợp với mệnh thổ và kim.
Cây cọ có ý nghĩa giúp những người mệnh này luôn được che chở, bình an, cuộc sống may mắn. Ngoài ra nó còn là biểu tượng may mắn, thuận lợi. Ngoài ra, cây lá cọ ngửa ra ngoài như bàn tay hứng lộc nên sẽ mang tài lộc cho người trồng. Cây cọ có màu tươi sáng, dáng thẳng đứng nên cũng được xem là loại cây trấn tà, xua đuổi ma quỷ và khí xấu.

Cây cọ có ý nghĩa giúp những người mệnh này luôn được che chở, bình an, cuộc sống may mắn.
Xem Thêm: 9 Ý tưởng trang trí góc làm việc đẹp tăng năng suất hiệu quả tại https://enhome.vn/trang-tri-goc-lam-viec-dep/
Tác dụng khác của cây cọ
Cây cọ cảnh với dáng lá to vẻ đẹp sang trọng và thanh lịch có tác dụng thanh lọc. điều hòa, cải thiện chất lượng không khí rất lớn, đặc biệt hấp thụ khí thuốc lá và chất độc do tàn thuốc gây nên. Theo công bố của Nasa cọ cảnh là loài cây cảnh đứng thứ 3, trong các loại cây tốt nhất trồng trong nhà.
Có khả năng loại bỏ Formaldehyde trong không khí, giảm các chất gây độc gây ra bởi kim loại nặng trong không khí hoặc trong tấm cách nhiệt. Trồng cọ trong nhà còn giúp xua đuổi côn trùng như ruồi muỗi, gián, kiến. Trồng cọ cảnh trông nhà đem đến bầu không khí tươi vui, yêu đời đầy sức sống, an toàn, sạch sẽ không cần đến máy lọc không khí tốn kém, giúp bạn có hứng thú với công việc hơn.
Được trồng làm cảnh, cây lá cọ làm bóng mát trong sân vườn và trang trí xung quanh nhà. Những cây nhỏ thì thường được trang trí ở bàn làm việc, bàn ăn, bàn khách, bệ cửa sổ.

Có khả năng loại bỏ Formaldehyde trong không khí, giảm các chất gây độc
Cách trồng và chăm sóc cây cọ
Cây cọ là loại cây dễ trồng mà các kỹ thuật chăm sóc cây cũng khá đơn giản, chi phí cũng như thời gian để trồng cây cũng ít nên rất phù hợp với những bạn có quỹ thời gian hạn hẹp và bận rộn. Cây cọ được trồng bằng cách gieo hạt, thích hợp với ánh sáng vừa phải, đất ẩm nên khi trồng cũng như chăm sóc bạn cần chú ý một số yếu tố sau:
Ánh sáng
Đối với cây trông trong nhà nên chưng nơi có ánh sáng khuếch tán khoảng 40-50%, không chưng nơi quá tối. Nên đặt cây nơi gần cửa sổ, cửa kính, lối ra vào hoặc có đèn day-light để cây quang hợp và phát triển lâu bền. Nên để cây nơi có ánh sáng 2-3 giờ trên 1 ngày.

Cây trông trong nhà nên chưng nơi có ánh sáng khuếch tán khoảng 40-50%, không chưng nơi quá tối
Xem Thêm: Quy trình 4 bước sơn nhà cũ như mới hiệu quả
Nhiệt độ
Cây cọ ưa mát, chịu nóng và rét kém, sống được trong môi trường điều hòa. nhiệt độ lý ưa thích của cây cọ là từ 18 đến 28 độ C.

Nhiệt độ lý ưa thích của cây cọ là từ 18 đến 28 độ C.
Độ ẩm
Cây cọ lá to và tròn nên có nhu cầu về độ ẩm và nước cao các loại cây trồng trong nhà khác, tuy nhiên cây trồng trong nhà nước không cần nhiều, bạn nên tưới nước cho cây khoảng 3 lần trên tuần tùy điều kiện thời tiết. Tuy nhiên chỉ tưới nước khi đất trên mạt chậu dã se khô, cũng không nên tưới nhiều vì như vậy sẽ làm cho rễ cây ngập úng, thối.
Trời nắng nóng có thể đặt chậu cây vào trong chậu nước to, khi thấy hết sôi bọt thì bỏ ra. Nếu thấy nước thừa nhiều thì nghiêng chậu để loại bỏ nước thừa. Khi tưới nước cần cầm bình có vòi dài và hẹp để tưới đều và sâu gần gốc cây.

Trời nắng nóng có thể đặt chậu cây vào trong chậu nước to, khi thấy hết sôi bọt thì bỏ ra.
Phân bón
Bón phân cho cây cọ hàng tháng với phân nhả chậm bằng cách chọc mỗi lỗ giữa chậu và gốc, độ sâu khoảng 1cm, cho mỗi lỗ 5 đến 7 hạt, mỗi lỗ cách nhau khoảng 5 đến 7 cm, rồi vùi đất lên tưới nước bình thường. Cách vài tháng đổi phân một lần để bổ xung chất dinh dưỡng cho cây.

Cách vài tháng đổi phân một lần để bổ xung chất dinh dưỡng cho cây cọ.
Có thể bạn quan tâm: Những mẫu thiết kế nội thất văn phòng đẹp và chuẩn phong thuỷ 2022
Các loại cây cọ được trồng phổ biến ở nước ta
Ở Việt Nam, cây cọ được trồng khá phổ biến, nhất là ở những vừng đất tốt. Trong đó, giống cây cọ phổ biến nhất mà chúng ta vẫn thường thấy vẫn là 5 loại cây cọ sau đây.
Cây cọ dầu
Cây cọ dầu là cây có thân cao tầm 20cm, thân không phẳng nhưng có nhiều võng mắt sẹo. Cây cọ dầu thường ra từ 20 đến 30 lá mỗi năm. Lá cây cọ dầu có hình lông chim, dài khoảng 3-5 cm. Mép lá cây cọ dầu có gai xung quanh, mọc thành chụm và dày đặc. Hoa của cây cọ dầu thường là các hoa nhỏ, có 3 cánh 3 đài. Cây cọ dầu sau một thòi gian phát triển sẽ sinh ra quả, quả cây cọ dầu khi chín có màu đỏ tươi. Mỗi buồng quả cây cọ dầu nặng khoảng từ 40 đến 50 kg, rất nhiều người yêu thích ăn quả cây cọ dầu này. Nó khi được nấu chính có vị béo ngậy và thơm. Cây cọ dầu là loại cây ưa sáng, chúng sẽ phát triển nhanh ở nhiệt độ 24 – 28 độ C.

Cây cọ dầu
Cây cọ dừa
Cây cọ dừa cũng là một loại cây cọ đâu, tuy nhiên nhiều người vẫn cho rằng, đây là 2 loại cây khác nhau. Loại cây này chứa nhiều vitamin A,B,C beta-cảoten, khoáng chất sắt, photpho, canxi,… Do đó, nó được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất mỹ phẩm chăm sóc làm đẹp, chế biến dầu ăn,…

Cây cọ dừa
Cây cọ rừng
Đây là loại cây thường mọc ở trong rừng, hoặc mọc trên các nương sắn, đồi chè. Thân cây cọ rừng có nhiều chông sắc nhọn, mỗi năm cây cọ rừng chỉ mọc 12 lá. Lá cây cọ rừng xoè như cánh quạt rất đẹp, có thể làm chổi, nón, lớp mái nhà hay nón lá. Khoảng tầm tháng 7 trong năm, cây này sẽ ra hoa và kết quả. Quả của nó từ xanh non sẽ chuyển sang màu tím đen khi chín. Quả cọ khi chín có màu vàng ươm, thơm và bùi, thường sử dụng để cạo nùi nom dưa. Chỉ nên hái những quả từ cây cọ chưa bị chặt lá, bởi những cây cọ đã bị chặt lá, quả sẽ rất chát và mất vị ngon.

Cây cọ rừng
Cây cọ ta
Cây này thường có tên gọi khác là cây cọ lùn, cây lá kiềng và có kích thước nhỏ, có thể trồng trong chậu để làm tiểu cảnh. Lá cây cọ thường mọc tập trung, tốc độ sinh trưởng khá chậm. Cuống lá cây cọ ta thường dài, có gai ở mép. Cây cọ ta là cây ưa sáng, có thể trồng được mọi nơi từ trong nhà đến văn phòng.

Hình ảnh cây cọ ta
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ về cây cọ của EnHome về những đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và một số hình ảnh cây cọ trong phong thủy. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hy vọng, thông tin này hữu ích với quý bạn đọc. Theo dõi những tin tức mới nhất củng EnHome tại https://enhome.vn/tin-tuc/