Trong quan niệm của người Việt Nam, lễ cúng lợp mái nhà vô cùng quan trọng nhằm cầu mong việc xây dựng ngôi gia sẽ gặp những điều thuận lợi, sau cùng gia đình sẽ gặp đươc những mau mắn, tốt lành khi sinh sống trong tổ ấm mới này. Chính vì vậy, lễ cúng lợp mái nhà được tất cả các gia chủ vô cùng quan tâm, cũng như tiến hành vô cùng kỹ lưỡng.

Mặt khác, đối với những gia chủ lần đầu tiến hành nghi thức này, thường vô cùng băn khoăn và lo lắng khi không biết cách thức cũng như những lễ vật mà họ cần phải chuẩn bị là những gì? Hiểu được nỗi lo này, bài viết hôm nay Enhome sẽ mang đến những thông tin cần thiết về lễ cúng lợp mái nhà.

Cúng lợp mái nhà (cất nóc) là gì? Nguồn gốc của buổi lễ này

Lễ cúng lợp mái nhà hay còn gọi là lễ Thượng Lương (trong tiếng Hán, “Thượng” là Trên, “Lương” có nghĩa là Xà nhà). Là ngày gác thanh giữa của nóc nhà với mái nhà dốc có kèo. Ngày nay, lễ lợp mái chính là ngày đổ trần lợp mái; hoặc đổ bê tông sàn mái.

Xuất phát từ truyền thống mỗi khi xây cất nhà cửa, người ta thường làm lễ đặt viên đá hoặc viên gạch đầu tiên, nhất là khi xây cất những công trình công cộng, hành động này được gọi là lễ đặt viên đá đầu tiên xong mới bắt đầu xây cất. Vì viên gạch đầu tiên của móng nhà đã quan trọng nên việc làm đầu tiên cho phần trên tầng cao cũng vô cùng quan trọng, chính bởi vậy ra đời lễ cúng lợp mái nhà.

cúng lợp mái nhà

Cúng lợp mái nhà

Nhiều người thường cho rằng truyền thống lễ cúng lợp mái nhà của người Việt có nguồn gốc ảnh hưởng từ Trung Quốc. Tuy nhiên thực tế đây là truyền thống của người Âu Mỹ, họ là người rất kỹ tính và chu đáo trong tất cả mọi chuyện, trong đó bao gồm cả an cư lạc nghiệp.

Xem thêm: Thiết kế nhà đẹp Đà Lạt thu hút ngay từ lần đầu tiên!

Ý nghĩa của nghi lễ cúng lợp mái nhà, cất nóc công trình dự án

Lễ cúng lợp mái nhà theo truyền thống của người Việt đơn giản là một nghi lễ thực hiện vào trong lúc đổ bê tông sàn mái nhà của một công trình. Với mong muốn rằng việc xây dựng nhà ở hoặc các xây dựng công trình sẽ được diễn ra một cách tốt đẹp, tránh cho các tác nhân không may mắn, không mong muốn xảy ra. Hơn nữa, gia đình cũng mong muốn mọi người trong gia đình được sống và làm việc tại công trình mới sau khi đã xây xong luôn được bình an, vui vẻ, luôn yên ổn và thoải mái, công việc làm ăn của mọi người ngày càng phát đạt.

Đồng thời, lễ cúng lợp mái nhà còn mang ý nghĩa tinh thần rất to lớn. Buổi lễ diễn ra được suôn sẻ sẽ khiến cho tâm lý con người trở nên an tâm hơn. Và từ đó họ có thể bắt tay vào công trình với tâm lý được thần linh phù hộ mà dốc lòng thi công.

Với những đơn vị thi công các công trình lớn, nhà cao tầng; thì việc tổ chức lễ cúng lợp mái nhà còn thể hiện sự cẩn thận, chỉnh chu, kỹ lưỡng, có tầm nhìn xa; và có niềm tin mọi sự may mắn, thuận lợi sẽ đến với công trình và khách hàng. Đây cũng là một yếu tố giúp khách hàng đánh giá cao, và tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của các đơn vị thi công.

Các bước thực hiện nghi lễ cúng lợp mái nhà

Chọn ngày và chọn giờ tốt để cúng lợp mái nhà

Trong quan niệm văn hóa tâm linh của người Việt, nếu chọn được ngày cúng lợp mái nhà đẹp thì mọi công việc sẽ được như ý cũng như may mắn. Ngược lại, nếu như gia chủ không xem, chọn  được giờ nào tốt để làm lễ cúng lợp mái nhà hay đổ mái nhà dẫn đến cúng trúng phải những ngày xấu thì tất cả mọi việc sẽ đều không thuận lợi được như gia chủ mong muốn.

Việc xem ngày cũng rất phức tạp, phải dựa trên nhiều yếu tố như tuổi, mệnh của gia chủ. Ngày giờ tốt, thuận lợi, tránh những ngày Hắc đạo, không xung khắc với gia chủ là tốt nhất, sẽ mang lại nhiều may mắn.

Để lễ cúng lợp mái nhà  diễn ra suôn sẻ, thuận lợi; thì trước khi bắt đầu tiến hành, Gia chủ và chủ đầu tư cần chọn những ngày tốt như: Hoàng Đạo, Sinh khí, Lộc Mã, Giải Thần. Và tránh những ngày xấu như Hắc Đạo, Sát Thủ, Thổ Cấm, Trùng Tang, Hùng Phục.

Trong trường hợp gia chủ không có kinh nghiệm trong chuyện tâm linh hoặc không có nhiều thời gian để chọn, xem được ngày tốt thì có thể nhờ đến thầy trong lĩnh vực phong thủy chọn giúp cho để đổ mái, chọn được ngày nào đẹp, hợp tuổi nhất.

Chuẩn bị mâm cúng lợp mái nhà

Nghi lễ nào cũng cần phải tìm hiểu hỹ để chuẩn bị và thực hiện cẩn thận, không nên tiến hành qua loa, yếu tố tâm linh là vô cùng quan trọng. Ảnh hưởng rất lớn đến của quá trình xây dựng, sinh sống cũng như làm việc về lâu dài của tất cả thành viên trong gia đình. Người ta thường quan niệm có thờ có thiêng, có kiêng thì sẽ có lành, do đó nghi lễ cúng lợp mái nhà cũng vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các mẫu nhà đẹp Đà Nẵng đẳng cấp, hiện đại – Xem là mê!

82767744 2557255464556633 5932004238468055040 n

Cúng lợp mái nhà

Lễ vật cúng lợp mái nhà cần đẩy đủ và trang trọng để thể hiện thành kính. Đối với lễ vật cho nghi lễ cúng lợp mái nhà thì các gia chủ nên chuẩn bị những lễ vật sau đây:

  • 1 heo quay hoặc 1 con gà luộc.
  • 1 mâm ngũ quả.
  • 1 đĩa xôi/ bánh chưng.
  • 1 đĩa muối.
  • Bát gạo.
  • 1 bát nước.
  • 1/2 lít rượu trắng, bao thuốc, trà.
  • Bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.
  • Bộ đinh vàng hoa; 5 lễ vàng tiền.
  • 5 cái oản đỏ; 5 lá trầu; 5 quả cau.
  • 5 quả tròn; 9 bông hoa hồng đỏ.

Bài cúng động thổ cúng lợp mái nhà

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những lễ vật cần thiết cho lễ cúng cúng lợp mái nhà, thì khâu tiếp theo của các gia chủ chính là nội dung bài cũng sẽ đọc trong khi tiến hành nghi lễ. Dưới đây là bài cũng mẫu mà các gia chủ có thể tham khảo và sử dụng:

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy quan Đương niên. Con kính lạy các tôn thần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là: ……………………

Ngụ tại: ………………………………………

Hôm nay là ngày …… tháng …… năm ……

Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm…)

Tín chủ con thành tâm kính mời:

Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.

Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.

Ngài Định phúc Táo quân.

Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Đọc bài cúng lễ đổ bê tông rõ ràng với thái độ thành tâm. Bên cạnh đó, các gia chủ nên lưu ý, trước khi làm lễ cúng lợp mái nhà nên tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, lịch sự. Còn khi đọc văn khấn cúng phải đọc rõ ràng, không cần đọc quá to làm ảnh hưởng đến sự linh thiêng của lễ cúng, quan trọng nhất là khi đọc phải thể hiện được sự thành tâm đối với các bậc bề trên.

Nếu bạn không muốn tự chuẩn bị vì lý do công việc hay bất kỳ lý do gì khác thì đều có thể tìm đến các đơn vị chuyên cấp các lễ vật, tổ chức sự kiện. Bạn chỉ cần đưa ra yêu cầu, còn lại đơn vị sẽ chu toàn đầy đủ mọi thứ từ lễ vật, ngày giờ đến văn khấn cúng lợp mái nhà.

Chắc chắn rằng, sau khi tham khảo nội dung của bài viết Enhome thì các gia chủ đã hiểu được mình sẽ phải chuẩn bị những gì và làm những gì để nghi lễ này được tiến hành suôn sẻ và tốt đẹp.

Xem thêm: Top 9 công ty thiết kế kiến trúc uy tín Đà Nẵng được ưa chuộng nhất 2023

Bài viết đã giải đáp về những yếu tố quan trọng khi cúng lợp mái nhà, hy vọng bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích hơn để áp dụng vào cuộc sống. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!