Hiện nay, độ dốc mái ngói thường lớn hơn so với mái tôn và mái bằng. Vậy độ dốc cho mái ngói bao nhiêu là hợp lý? Cách tính chi tiết độ dốc cho loại mái này như thế nào? Cùng EnHome tham khảo bài viết dưới đây.
Lý do cần tính độ dốc mái ngói?
Khi thiết kế một ngôi nhà, việc xác định độ dốc phù hợp cho mái ngói là một yếu tố quan trọng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Độ dốc của loại mái ngói ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà, khả năng chống thấm, tuổi thọ của ngói và sự an toàn của công trình. Cụ thể, dưới đây là 3 lý do nên tính độ dốc của mái ngói.
Đảm bảo sự an toàn của kiến trúc và gia đình
Khi thiết kế mái ngói, vấn đề an toàn của công trình và các thành viên trong nhà là ưu tiên hàng đầu. Độ dốc của mái ngói phải được tính toán chính xác để đảm bảo khả năng thoát nước tốt, tránh hiện tượng rò rỉ và ngấm nước vào nhà. Kiến trúc nhà cần được thiết kế và thi công cẩn thận, đảm bảo khả năng chịu tải đủ mạnh.
Đảm bảo sự thẩm mỹ của căn nhà
Độ dốc của mái ngói không chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, mà còn phải mang đến một vẻ đẹp kiến trúc hài hòa, tạo cảm giác thoải mái cho gia chủ. Để đảm bảo thẩm mỹ, các kiến trúc sư phải am hiểu về các nguyên tắc như tỷ lệ, tỉ lệ vàng, sự cân bằng, màu sắc và ánh sáng. Việc lựa chọn hài hòa các vật liệu xây dựng, kết cấu, họa tiết và trang trí sẽ tạo nên một sự đồng nhất thẩm mỹ cho toàn bộ ngôi nhà.
Tăng thêm tuổi thọ của mái cho công trình
Độ dốc mái là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của mái, góp phần phòng tránh các vấn đề rò rỉ, thấm dột và hư hỏng do ảnh hưởng của mưa, bão. Nếu độ dốc mái quá nhỏ, nước mưa sẽ không thoát kịp, dẫn đến tình trạng tích tụ nước gây ra rò rỉ và ngấm vào các kết cấu của mái. Ngược lại, nếu độ dốc quá lớn, nước mưa sẽ chảy quá nhanh, dễ dẫn đến hiện tượng xói mòn, hư hỏng lớn đối với vật liệu ngói, làm giảm tuổi thọ sử dụng của mái.
Tiêu chuẩn độ dốc của mái ngói hiện nay
Trong ngành xây dựng hiện nay, tiêu chuẩn thiết kế biệt thự mái ngói, nhà ống mái ngói, dựa trên các yếu tố như khí hậu, chất liệu và hình dáng ngói sử dụng, theo kiến trúc ngôi nhà. Hiểu rõ các tiêu chuẩn này sẽ giúp các chủ đầu tư và đơn vị xây dựng lựa chọn được độ dốc mái ngói tối ưu cho từng dự án.
Độ dốc theo chất liệu của mái ngói
Độ dốc của mái ngói tiêu chuẩn phụ thuộc nhiều vào chất liệu của ngói khi được sử dụng. Như là:
- Đối với loại ngói âm dương có độ dốc từ 20 đến 25 độ.
- Mái xi măng có độ dốc mái đạt chuẩn sẽ nằm từ 30 độ đến 45 độ.
- Một số loại ngói xi măng được sản xuất từ nước ngoài có chắn gờ phía trước đạt độ dốc có thể chỉ từ 10 độ đến 13 độ.
Độ dốc phù hợp với thời tiết
Độ dốc mái ngói cũng ảnh hưởng từ yếu tố thời tiết, ở những khu vực có khí hậu ôn hòa, quanh năm ít thiên tai, dùng các loại mái có độ dốc thấp từ 10-13 độ. Tuy nhiên, với những khu vực có khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra mưa bão, độ dốc mái từ 30 đến 45 độ, để tránh bị gió bão làm tốc mái nhà.
Thiết kế dốc mái ngói theo kiến trúc của ngôi nhà
Một số thiết kế thường đổ bê tông trước, sau đó mới dùng ngói để trang trí. Với những thiết kế như vậy, độ dốc loại mái ngói từ 20 đến 90 độ. Ngoài ra, cần lưu ý đến phong cách thiết kế kiến trúc của ngôi nhà, hiện đại hay cổ điển. Những căn nhà hiện đại thường có độ dốc của mái ngói thấp hơn so với những căn nhà theo phong cách cổ điển.
Công thức tính độ dốc mái ngói đơn giản
Để tính toán độ dốc của mái ngói một cách chính xác, các kỹ sư xây dựng thường sử dụng công thức chuẩn được áp dụng phổ biến trong ngành. Hiện nay, có 3 cách tính phổ biệt là tính độ dốc I, độ dốc M, theo tỷ lệ phần trăm, tùy theo sở thích mà bạn có thể áp dụng các công thức dưới đây.
Độ dốc của mái ngói I
Góc nghiêng của mái ngói được xác định bằng góc giữa mặt phẳng của mái và mặt phẳng ngang. Góc nghiêng mái ngói thường được biểu diễn bằng phần trăm (%), được tính bằng cách chia chiều cao của mái cho chiều dài của mái, rồi nhân với 100. Công thức tính góc nghiêng mái theo phần trăm (%) là:
Công thức tính góc nghiêng i:
Góc nghiêng mái i = m x 100% = H/L x 100%
Ví dụ: Giả sử một ngôi nhà có chiều cao mái là 4m và chiều dài mái là 6m. Vậy góc nghiêng mái ngói sẽ là:
Góc nghiêng mái = H/L x 100%
= 4/6 x 100%
= 66.67%
Như vậy, góc nghiêng mái ngói của ngôi nhà này là khoảng 66.67%.
Độ dốc của mái ngói M
Độ dốc M của mái ngói là góc giữa mặt phẳng mái và mặt phẳng ngang, được thể hiện bằng đơn vị độ (°) hoặc phần trăm (%). Độ dốc M ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khả năng thoát nước cùng với chi phí thi công mái nhà.
Để tính được độ dốc M, ta cần biết thông tin về chiều cao (H) và chiều rộng (L) của mái ngói. H là khoảng cách từ đỉnh mái đến mép mái, L là khoảng cách từ mép mái đến trục giữa mái nhà. Công thức tính độ dốc M mái ngói tính theo độ là:
Độ dốc của mái ngói M = H/L = tan(α)
Góc α: α = arctan (M)
Trong đó:
- M: Tính bằng đơn vị độ (°).
- H, L: Tính bằng mét (m).
- arctan: Hàm lượng giác nghịch đảo của hàm tan. (Sử dụng máy tính hay bảng tra để tìm giá trị)
Ví dụ, với một ngôi nhà cấp 4 có chiều cao mái là 2m và chiều rộng mái là 5m, ta tính được:
M = 2/5 = 0.4
Góc α = arctan(0.375) = 21.8°
Vậy độ dốc M cho mái ngói nhà cấp 4 là khoảng 21.8 độ.
Tính độ dốc mái theo tỷ lệ phần trăm
Độ dốc của mái ngói được tính bằng tỉ lệ giữa chiều cao mái và chiều dài mái, theo công thức sau:
i = m × 100% = H/L × 100%
Trong đó:
- i là độ dốc của mái ngói, đơn vị là phần trăm (%).
- m là thông số độ dốc mái ngói, bằng tanα, trong đó α là góc nghiêng của mái ngói so với mặt phẳng ngang.
- H là viết tắt chiều cao mái ngói, đơn vị là mét (m).
- L là viết tắt chiều dài mái ngói, đơn vị là mét (m).
Ví dụ: Nếu chiều cao mái ngói là 4m và chiều dài mái ngói là 10, áp dụng công thức:
i = m × 100% = H/L × 100%
i = 4/10 × 100% = 40%
Vậy với chiều cao mái ngói 4m và chiều dài mái ngói 10m, độ dốc của mái ngói sẽ là 40%.
Lưu ý khi lựa chọn độ dốc của mái ngói
Khi thiết kế và xây dựng mái ngói, việc lựa chọn tỷ lệ dốc phù hợp là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải độ dốc càng cao là càng tốt. Bạn nên lưu ý những điều sau khi thực hiện thiết kế và thi công mái ngói cho ngôi nhà.
- Ngói bằng xi măng hay ngói có gờ chắn ngang độ dốc mái thấp hơn các loại mái ngói khác.
- Ở những vùng có lượng mưa lớn, độ dốc mái càng cao (khoảng 30-45 độ) sẽ giúp nước mưa chảy nhanh hơn, tránh tình trạng rò rỉ và hư hỏng ngói.
- Ở những khu vực khí hậu ôn hòa, độ dốc 22-30 độ là phù hợp.
- Bạn nên gắn thêm miếng dán tôn chống dột để đảm bảo an toàn khi mưa giông xảy ra.
Qua những thông tin trên, EnHome đã chia sẽ những thông tin hay về độ dốc mái ngói hiện nay. Hy vọng, với những kiến thức này, bạn đã nắm được độ dốc cho mái ngói, cũng như cách tính độ dốc mái cho ngôi nhà của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi tin tức mới của chúng tôi!