Thi công phần thô là giai đoạn quan trọng trong quá trình xây dựng. Vậy giai đoạn này bao gồm những hạng mục nào? Thi công phần thô có vai trò như thế nào đối với chất lượng và độ bền của công trình? Bài viết này của EnHome sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các hạng mục thi công phần thô và tầm quan trọng của giai đoạn thi công xây thô.

Xây dựng phần thô là gì?

Xây dựng phần thô là giai đoạn đầu tiên và vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng một công trình. Có thể hình dung phần thô tạo nên khung sườn vững chắc để nâng đỡ toàn bộ công trình. Chính vì vậy, chất lượng của phần thô quyết định trực tiếp đến độ bền, sự vững chắc và tính thẩm mỹ của cả ngôi nhà. Một phần thô được thi công tỉ mỉ, đúng kỹ thuật sẽ là nền tảng vững chắc để xây dựng nên một công trình hoàn hảo, đáp ứng mọi yêu cầu của gia chủ.

phần thô tạo nên khung sườn vững chắc để nâng đỡ toàn bộ công trình

Xây dựng phần thô là giai đoạn đầu tiên và vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng một công trình.

Hạng mục thi công phần thô gồm những công việc gì?

Thi công phần thô là giai đoạn hình thành nên bộ khung, kết cấu chịu lực cho cả ngôi nhà. Công việc trong hạng mục này đòi hỏi sự cẩn thận, chính xác và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng.

Chuẩn bị mặt bằng và vật liệu

  • Khảo sát địa chất, kiểm tra các yếu tố về môi trường và địa hình trước khi dọn dẹp mặt bằng.
  • Dọn dẹp, san lấp mặt bằng, đo đạc và định vị công trình.
  • Chuẩn bị vật liệu xây dựng như xi măng, cát, đá, thép, gạch và kiểm tra chất lượng theo yêu cầu.

Thi công móng

  • Kiểm tra độ lún, độ nén của đất nền sau khi đào móng.
  • Đào đất, đổ bê tông lót và thi công các loại móng (móng băng, móng cọc, móng đơn) tùy theo thiết kế.
  • Xây dựng hệ thống móng đảm bảo khả năng chịu lực.

Công đoạn này đảm bảo các công đoạn như đặt thép móng, đổ bê tông lót và xử lý chống thấm móng được thực hiện chính xác. Móng được thi công đúng theo thiết kế kỹ thuật được duyệt (tải trọng, kích thước, và vật liệu).

Thi công kết cấu bê tông cốt thép

  • Kiểm tra chất lượng bê tông tươi (độ sụt, cường độ nén) trước khi đổ.
  • Đổ bê tông cột, dầm, sàn, cầu thang.
  • Gia công và lắp dựng cốt thép đảm bảo đúng kỹ thuật.

Công đoạn này đảm bảo quy trình đầm bê tông đúng kỹ thuật, tránh rỗ mặt hoặc thiếu liên kết.

Xây tường và tạo hình khung nhà

  • Xây tường bao, tường ngăn phòng theo bản vẽ thiết kế.
  • Lắp đặt hệ thống cửa đi và cửa sổ cơ bản.
  • Thực hiện các biện pháp liên kết giữa tường và cột bê tông (thép râu, neo tường).

Sử dụng loại gạch và vữa xây đạt tiêu chuẩn đồng thời kiểm tra độ thẳng và phẳng sau khi xây.

Thi công hệ thống kỹ thuật cơ bản

  • Lắp đặt hệ thống ống nước, dây điện âm tường.
  • Thi công hệ thống thoát nước và cấp điện cơ bản.
  • Hệ thống thoát nước mưa và nước thải phải đảm bảo độ dốc và không bị tắc nghẽn.
  • Kiểm tra áp lực các đường ống, dây điện và cách điện trước khi nghiệm thu.

Lợp mái và chống thấm

  • Kiểm tra độ dốc mái, độ bền của khung mái và khả năng chịu gió.
  • Lợp mái (ngói, tôn hoặc mái bê tông).
  • Chống thấm sàn, mái và các khu vực ẩm như nhà vệ sinh.

An toàn lao động và kiểm soát chất lượng

Đây là yếu tố quan trọng thường bị bỏ sót trong các hạng mục chính:

  • Đảm bảo an toàn lao động tại công trường, từ trang thiết bị bảo hộ đến các biện pháp an toàn trong khi thi công.
  • Quy trình kiểm tra và nghiệm thu từng công đoạn trước khi chuyển sang bước tiếp theo.
Hạng mục thi công phần thô gồm

Hạng mục thi công phần thô gồm công tác chuẩn bị, đào móng, thi công phần thân và thi công điện nước ngầm

Chi tiết công việc trong xây nhà phần thô

Với hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, EnHome đã hoàn thiện hàng trăm công trình lớn nhỏ. Chúng tôi mang đến cho khách hàng những ngôi nhà chất lượng cao, bền vững theo thời gian. Hãy cùng tìm hiểu quy trình xây dựng phần thô chuyên nghiệp của EnHome, từ khâu chuẩn bị mặt bằng đến khi hoàn thiện hệ thống điện nước ngầm.

Công tác chuẩn bị

Tại EnHome, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến giai đoạn này. Từ việc khảo sát hiện trạng đất nền, lập kế hoạch thi công chi tiết đến việc chuẩn bị vật liệu, chúng tôi đều đảm bảo mọi thứ sẵn sàng trước khi bắt đầu xây dựng.

Khảo sát hiện trạng

  • Đánh giá mặt bằng bằng việc tiến hành kiểm tra thực tế mặt bằng thi công, xác định các yếu tố ảnh hưởng như địa hình, vật cản, và điều kiện tiếp cận công trường.
  • Kiểm tra địa chất, đối với nền đất yếu, thuê đơn vị chuyên môn để khoan thăm dò địa chất. Xác định khả năng chịu tải của đất, độ lún, độ nén để đưa ra giải pháp móng phù hợp.

Lập kế hoạch thi công

  • Hoàn thiện bản vẽ, rà soát lại chi tiết bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ thi công.
  • Lập kế hoạch từng giai đoạn, bao gồm thời gian, nhân sự và các nguồn lực cần thiết.
  • Đảm bảo hoàn tất các thủ tục pháp lý, bao gồm giấy phép xây dựng và thông báo với chính quyền địa phương về kế hoạch thi công.

Tổ chức công trường

  • Bố trí lán trại, lập lán tạm để làm nơi nghỉ ngơi cho công nhân, lưu trữ vật tư và thiết bị nhỏ.
  • Lắp đặt rào chắn và biển báo, đảm bảo an toàn cho công trường và những khu vực xung quanh. Các biển báo được bố trí để cảnh báo nguy hiểm.
  • Hệ thống điện, nước tạm thời, thi công hệ thống cấp điện và nước phục vụ công nhân cũng như các thiết bị thi công.

Vệ sinh mặt bằng

  • Loại bỏ cây cối, rác thải, hoặc các vật cản ảnh hưởng đến thi công.
  • San lấp mặt bằng, xử lý chênh lệch độ cao của nền đất, đảm bảo công trường phẳng và ổn định.
  • Định vị tim móng, sử dụng máy toàn đạc và các thiết bị đo đạc hiện đại để định vị tim móng và các trục công trình chính xác tuyệt đối.

Chuẩn bị vật tư và máy móc

  • Kiểm tra và lưu trữ vật liệu xây dựng (xi măng, cát, đá, thép, gạch,…) tại kho đạt tiêu chuẩn, tránh bị ẩm mốc hoặc hư hỏng.
  • Bố trí thiết bị, đảm bảo máy móc như máy trộn bê tông, máy đào, máy đầm,… luôn sẵn sàng hoạt động. Kiểm tra định kỳ tình trạng vận hành của các thiết bị này.

Đánh giá và kiểm tra trước thi công

  • Kiểm tra lần cuối, xác nhận lại tất cả các bước chuẩn bị, đảm bảo không bỏ sót hạng mục nào.
  • Đánh giá rủi ro, lập kế hoạch xử lý rủi ro trong quá trình thi công, từ vấn đề thời tiết đến các yếu tố kỹ thuật phát sinh.
thực hiện kiểm tra mặt bằng trước khi thi công

Đội ngủ EnHome thực hiện kiểm tra mặt bằng trước khi thi công

Thi công phần móng

Móng nhà là phần quan trọng nhất của ngôi nhà, quyết định đến sự vững chắc và tuổi thọ của công trình. EnHome áp dụng những công nghệ và kỹ thuật hiện đại để thi công phần móng, đảm bảo móng nhà chịu được mọi tác động của thời tiết và tải trọng.

Đào đất và thi công nền móng

Đây là bước đầu tiên trong thi công móng, đóng vai trò chuẩn bị nền đất để đảm bảo tính ổn định và khả năng chịu lực. Công việc bao gồm đào hố móng theo kích thước và độ sâu thiết kế. Sau đó sẽ tiến hành đổ một lớp bê tông đá 4×6 M100 dày 100mm làm lớp lót, có tác dụng bảo vệ nền đất và tạo mặt phẳng ổn định để thi công các hạng mục tiếp theo.

Gia công và lắp đặt cốt thép, cốp pha (coffa)

Sau khi lớp bê tông lót hoàn tất, đội ngũ thi công bắt đầu gia công và lắp đặt cốt thép theo thiết kế chi tiết. Cốt thép được sản xuất và kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo đúng chủng loại và kích thước. Cốp pha được dựng kiên cố để định hình các hạng mục móng băng, đà kiềng và cổ cột, giúp giữ bê tông đúng vị trí và hình dạng trong quá trình đông cứng.

Đổ bê tông móng

Việc đổ bê tông được thực hiện theo từng giai đoạn, với từng loại bê tông phù hợp cho từng hạng mục. Bê tông móng sử dụng Mác 300, đảm bảo khả năng chịu lực lớn. Các phần đà kiềng và sàn dầm sử dụng bê tông Mác 250, còn bê tông lót đá 1×2 sử dụng Mác 150. Quy trình đổ bê tông tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật, bao gồm đầm rung để loại bỏ bọt khí và kiểm soát độ sụt bê tông.

Thi công hầm tự hoại

Hầm tự hoại là một hạng mục quan trọng trong hệ thống kỹ thuật của ngôi nhà. Tiến hành thi công cốt thép và dựng cốp pha để định hình đáy và nắp hầm, sau đó tiến hành đổ bê tông để tạo sự liên kết chắc chắn. Phần bể tự hoại được xây bằng gạch thẻ chất lượng cao, kết hợp với lớp vữa xi măng chống thấm để đảm bảo độ bền và ngăn rò rỉ.

Thi công móng đá

Trong trường hợp nền đất yêu cầu, móng đá được thi công để tăng cường độ bền và khả năng chịu lực. Đội ngũ thi công sử dụng đá chất lượng cao kết hợp với bê tông bó nền, tạo nên kết cấu móng vững chắc. Việc xếp đá được thực hiện tỉ mỉ để đảm bảo độ khít và độ ổn định của móng..

Tại EnHome, mỗi công đoạn thi công móng đều được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, với sự giám sát nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng và độ bền cao nhất để mang lại sự an tâm cho khách hàng và độ bền tối ưu cho công trình.

Thợ thi công đang thực hiện thi công đào móng.

Thợ thi công đang thực hiện thi công đào móng trong hạng mục thi công phần thô.

Thi công phần thân nhà

Về thi công phần thân, EnHome sử dụng các vật liệu xây dựng chất lượng cao và đội ngũ thợ lành nghề để thi công phần thân nhà một cách tỉ mỉ và chính xác từ việc xây dựng tường, cột, dầm đến hoàn thiện phần mái…

Thi công cột, dầm, sàn

  • Gia công, lắp dựng cốt thép và cốp pha cho cột, dầm và sàn.
  • Đổ bê tông các kết cấu chính theo thiết kế (cột, dầm, sàn).
  • Kiểm tra, bảo dưỡng bê tông sau khi đổ để đảm bảo chất lượng.

Xây tường

  • Xây tường bao và tường ngăn bằng gạch đạt chuẩn, đảm bảo đúng kích thước và độ thẳng.
  • Lắp đặt ô cửa sổ, cửa đi theo đúng thiết kế.

Thi công cầu thang

  • Lắp đặt cốt thép và cốp pha cho bản thang, chiếu nghỉ.
  • Đổ bê tông cầu thang chuẩn theo thiết kế.

Lắp đặt hệ thống kỹ thuật

  • Lắp đặt hệ thống điện âm tường, cấp thoát nước và ống kỹ thuật.
  • Đảm bảo đúng tiêu chuẩn an toàn và tiện ích sử dụng.

Tô trát tường và hoàn thiện bề mặt

  • Trát vữa hoàn thiện tường trong và ngoài nhà, đảm bảo bề mặt phẳng, nhẵn.
  • Kiểm tra độ bám dính, độ dày của lớp vữa theo tiêu chuẩn.
thi công phần thô tại EnHome

Trong quá trình hạng mục thi công phần thô. EnHome sử dụng các vật liệu xây dựng chất lượng cao và đội ngũ thợ lành nghề

Thi công phần điện nước ngầm

Hệ thống điện nước ngầm bao gồm việc cài đặt và kết nối các thiết bị điện và ống nước. Công việc này liên quan như lắp đặt dây điện, ống nước, bồn chứa nước, bình nước nóng, nước lạnh, vòi sen, lavabo, vòi bếp và các thiết bị điện khác. EnHome thiết kế và thi công hệ thống điện nước ngầm một cách khoa học, đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí

Hệ thống điện ngầm

  • Lắp đặt ống luồn dây và hộp kỹ thuật âm tường theo bản vẽ.
  • Kéo dây điện, đảm bảo cách điện và an toàn.
  • Kiểm tra điện trở và chống rò rỉ trước nghiệm thu.

Hệ thống nước ngầm

  • Lắp đặt ống cấp và thoát nước ngầm đúng vị trí, độ dốc chuẩn.
  • Kiểm tra mối nối và áp lực nước để đảm bảo không rò rỉ.

Hoàn thiện

  • Bảo vệ hệ thống trong quá trình xây dựng.
  • Nghiệm thu kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn an toàn.
Hệ thống điện nước ngầm là yếu tố quyết định đến sự tiện nghi và hiện đại của ngôi nhà.

Hệ thống điện nước ngầm là một trong 4 hạng mục thi công phần thô

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng phần thô

Chi phí xây dựng phần thô là một trong những yếu tố được nhiều người quan tâm khi có ý định xây nhà. Ngoài thiết kế, diện tích xây dựng, còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến chi phí này. Cùng EnHome tìm hiểu ngay bên dưới

Quy mô công trình

Quy mô công trình là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xây dựng phần thô. Các yếu tố bao gồm:

  • Diện tích xây dựng: Diện tích sàn xây dựng càng lớn, lượng vật liệu cần sử dụng càng nhiều, kéo theo đó là chi phí tăng lên.
  • Số tầng: Mỗi tầng nhà đều yêu cầu các hạng mục công việc như đổ bê tông, xây tường, lắp đặt hệ thống điện nước… cho nên số tầng càng nhiều thì chi phí càng cao.
  • Độ phức tạp của thiết kế: Những ngôi nhà có thiết kế cầu kỳ, nhiều chi tiết trang trí, hệ thống mái vòm, mái thái… làm tăng khối lượng công việc cũng như chi phí thi công.
  • Số lượng phòng: Số lượng phòng càng nhiều, diện tích tường, sàn, mái càng lớn, kéo theo đó là chi phí vật liệu và nhân công tăng lên.
thợ đang thi công phần thô

Quy mô công trình là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xây dựng phần thô.

Giá nhân công xây dựng

Chi phí nhân công chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng chi phí xây dựng. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá nhân công bao gồm:

  • Khu vực địa lý: Ở các thành phố lớn, chi phí nhân công thường cao hơn so với ở vùng nông thôn.
  • Tay nghề của thợ: Thợ lành nghề, có kinh nghiệm sẽ có mức lương cao hơn.
  • Thời gian thi công: Các công trình xây dựng vào mùa cao điểm hoặc các ngày lễ, Tết thường có giá nhân công cao hơn.
  • Hình thức thanh toán: Thanh toán theo ngày công, theo m3, theo gói thầu… sẽ có mức giá khác nhau.
thợ đang thi công phần thô

Tại các thành phố lớn, chi phí nhân công thường cao hơn so với các vùng nông thôn.

Vật tư xây dựng

Vật tư xây dựng trong hạng mục thi công phần thô cần đảm bảo. Chất lượng và chủng loại vật liệu xây dựng cũng ảnh hưởng rất lớn đến chi phí.

  • Chất lượng vật liệu: Vật liệu cao cấp, có thương hiệu thường có giá thành cao hơn nhưng đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cho công trình.
  • Chủng loại vật liệu: Có nhiều loại vật liệu xây dựng với các tính năng và giá cả khác nhau, người xây dựng cần lựa chọn loại vật liệu phù hợp với thiết kế và ngân sách.
  • Số lượng vật liệu: Số lượng vật liệu sử dụng sẽ tỉ lệ thuận với quy mô công trình.
thợ đang thi công phần thô

Vật liệu cao cấp, có thương hiệu thường có giá thành cao hơn

Địa hình, địa chất tại khu đất xây dựng

Tình hình địa hình và địa chất của khu đất xây dựng cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí.

  • Đất nền yếu: Cần gia cố nền móng, sử dụng các loại vật liệu đặc biệt, làm tăng chi phí.
  • Địa hình dốc: Yêu cầu đào đắp, san lấp mặt bằng, xây dựng tường chắn…
  • Mức nước ngầm cao: Cần có các biện pháp chống thấm, thoát nước, làm tăng chi phí.
thực hiện kiểm tra mặt bằng trước khi thi công

Đất nền yếu nên gia cố nền móng, sử dụng các loại vật liệu đặc biệt, làm tăng chi phí.

Thời điểm xây dựng

Nếu bạn thi công vào mùa mưa sẽ gặp nhiều khó khăn hơn mùa nắng, kéo dài thời gian thi công và làm tăng chi phí. Hoặc thi công vào thời điểm lễ, cận Tết thì giá nhân công và vật liệu thường tăng vào các dịp này.

hình ảnh khởi công EnHome

Nếu bạn thi công vào mùa mưa sẽ gặp nhiều khó khăn hơn mùa nắng, kéo dài thời gian thi công và làm tăng chi phí.

Phần thô có vai trò như thế nào đối với chất lượng công trình?

Thi công phần thô là giai đoạn xây dựng các hạng mục như móng, dầm, cột, và khung chịu lực. Đây là yếu tố cốt lõi giúp công trình chịu được tải trọng và các tác động bên ngoài như thời tiết hay địa chất, đảm bảo an toàn lâu dài. Phần thô được thi công chính xác sẽ giúp các hạng mục hoàn thiện như ốp lát, sơn tường hay lắp đặt nội thất diễn ra thuận lợi, hạn chế sai sót và không mất thêm chi phí điều chỉnh.

Chất lượng phần thô quyết định độ bền lâu dài của công trình. Các vấn đề như nứt tường, thấm nước, hay sụt lún nền móng thường xuất phát từ việc thi công phần thô không đạt chuẩn. Một phần thô đạt chất lượng cao giúp giảm thiểu các vấn đề phát sinh sau khi công trình hoàn thiện, từ đó tiết kiệm đáng kể chi phí bảo trì và sửa chữa.

Thi công phần thô phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật, đảm bảo công trình được nghiệm thu đúng tiến độ và đáp ứng yêu cầu sử dụng. Dù không trực tiếp quyết định tính thẩm mỹ, nhưng phần thô được thực hiện chính xác sẽ giúp các hạng mục hoàn thiện đồng đều và sắc nét hơn, nâng cao giá trị tổng thể của công trình.

hạng mục thi công phần thô

Phần thô là yếu tố cốt lõi giúp công trình chịu được tải trọng và các tác động bên ngoài, đảm bảo an toàn lâu dài cho công trình

Bài viết đã làm rõ về các hạng mục thi công phần thô để bạn tham khảo. Từ việc đào móng, xây dựng tường, cột, dầm, sàn đến lắp đặt hệ thống điện nước và hoàn thiện bề mặt, mỗi hạng mục đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một ngôi nhà vững chắc và bền đẹp. Nếu bạn còn đang thắc mắc gì thêm, hãy liên hệ qua hotline 0236 6 288 288 để được chuyên viên tư vấn chi tiết.