Ngũ hành tương sinh hay ngũ hành tương khắc là quy luật không còn gì xa lạ với những người yêu thích và tìm hiểu bộ môn phong thủy, hơn thế nữa nó còn quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Để hiểu chi tiết hơn về ngũ hành tương sinh, tương khắc trong cuộc sống có ý nghĩa như thế nào? Và có những quy luật gì? Hãy cùng EnHome tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Ngũ hành tương sinh là gì?
Ngũ hành tương sinh là cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau để sinh trưởng, phát triển thể hiện sự tốt đẹp của cuộc sống. Bởi vì lẽ đó mà ngày nay, ngũ hành tương sinh được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như cưới vợ, gả chồng, xây nhà, mở công ty, làm ăn buôn bán,… Nhiều người cho rằng ngũ hành tương sinh sẽ phản ánh vận mệnh tốt đẹp trong tương lai và công việc của bạn hiện tại.

Ngũ hành tương sinh thúc đẩy và hỗ trợ phát triển lẫn nhau
Ý nghĩa ngũ hành tương sinh
Ngũ hành tương sinh là cụm từ dùng để ám chỉ những hiện tượng mệnh hợp, luôn giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau, để cùng nhau phát triển. Giữa các ngũ hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, vận động không ngừng, tạo thành một vòng khép kín: MỘC – HỎA – THỔ – KIM – THỦY – MỘC – HỎA – …
Tìm hiểu các quy luật trong ngũ hành
Trong ngũ hành có hai quy luật lớn được ứng dụng nhiều là quy luật ngũ hành tương sinh và quy luật ngũ hành tương khắc. Khi hiểu và vận dụng được quy luật của các mệnh này người ta sẽ phỏng đoán được tương lai và có thể tránh nhưng điều không đáng có.
Quy luật tương sinh
Ngũ hành tương sinh luôn cho thấy sự tốt đẹp vì nó thể hiện qua sự thúc đẩy, hỗ trợ và tác động lẫn nhau để cùng phát triển.Trong quy luật tương sinh ngũ hành sẽ có năm cặp mệnh liên quan đến nhau đó là Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa và Hỏa sinh Thổ.
- Mộc sinh Hỏa: Mộc ở đây là cây cối. Cây khi đốt cháy có thể tạo thành ngọn lửa lớn. Chính vì vậy yếu tố Mộc đối với Hỏa chính là nguyên liệu quan trọng và thiết yếu nhất.
- Hỏa sinh Thổ: Hỏa là lửa, lửa có khả năng đốt cháy toàn bộ mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.
- Thổ sinh Kim: Đối với cặp mệnh này thì thổ hiểu là đất cát, đồi núi, trong núi sẽ nhiều tài nguyên. Kim là kim loại, là các loại quặng được hình thành trong đất.
- Kim sinh Thủy: Kim ở đây cũng có nghĩa là kim loại được nung chảy tạo thành một loại dung dịch dạng lỏng tức là Kim sinh Thủy.
- Thủy sinh Mộc: Thủy là nước là yếu tố quan trọng để cây cối sinh sôi và phát triển. Cây cối trong ngũ hành là đại diện cho mệnh Mộc.
Dựa vào quy luật này, người ta sẽ chọn những thứ phù hợp với mệnh của mình để đem lại may mắn, thuận lợi trong công việc. Chẳng hạn, mệnh Kim hợp với mệnh Thủy, nên người mệnh Kim có thể sử dụng những màu sắc đại diện của người mệnh Thủy.

Áp dụng quy luật tương sinh mang lại may mắn cho bạn
Xem thêm: Cách trang trí bàn thờ ngày Tết chuẩn tâm linh.
Quy luật tương khắc
Trái với quy luật tương sinh, tương khắc thể hiện sự cản trợ, khắc chế mang tới những điều không tốt. Quy luật này có hai mối quan hệ bao gồm cái nó khắc và cái khắc nó. Mặc dù tương khắc cho thấy sự sát phạt, áp chế nhưng nó là cái phải có để cân bằng. Cũng giống như quy luật tương sinh, tương khắc trong ngũ hành cũng sẽ có những cặp mệnh đối nghịch nhau đó là Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ và Thổ khắc Thủy.
- Thủy khắc Hỏa: Thủy là nước, Hỏa là lửa. Lửa lớn cỡ nào cũng bị vùi dập bởi nước.
- Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại.
- Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.
- Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.
- Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.
Dựa vào quy luật tương khắc, người ta có thể tránh được những việc xấu ảnh hưởng đối với bản thân và gia đình. Ví dụ người mệnh Mộc sẽ hạn chế hoặc tránh dùng những thứ có liên quan đến mệnh Thổ.
Quy luật tương sinh và tương khắc có vai trò quan trọng đem đến sự cân bằng cho vũ trụ, vì lẽ đó nên nó phải tồn tại song hành. Tuy nhiên nên ở mức độ vừa phải, sinh nhiều quá sẽ dẫn đến sự phát triển cực độ gây ra tác hại, khắc nhiều thì vạn vật sẽ bị tàn phá không thể phát triển.

Dựa vào quy luật tương khắc mà ta có thể tránh được những điều không may
Các quy tắc phong thủy trong thiết kế nội thất mà bạn không thể bỏ qua năm 2023.
Ngũ hành tương sinh Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ
Ngũ hành bao gồm 5 yếu tố: Kim (kim loại), Mộc (cây xanh), Thủy (nước), Hỏa (lửa) và Thổ (đất) trong môi trường tự nhiên. Mỗi người sinh ra đều mang trong mình một “mệnh” duy nhất và có những đặc điểm, tính chất riêng biệt.
Người mệnh Kim
Dựa vào quy luật tương sinh thì mệnh Kim hợp với mệnh Thổ. Kim được sinh ra từ lòng đất nên nó bao bọc và tạo ra nhau. Khi hai người ở cạnh nhau sẽ sinh ra những điều may mắn và những loại Kim tốt nhất. Hai mệnh này hợp cả về đường làm ăn đồng thời đường tình duyên cũng rất hợp. Không những thế, mệnh Kim còn rất hợp với mệnh Thủy. Nó không sinh ra nhau nhưng nó dung hòa và không tương khắc với nhau. Kim và Thủy dung hòa, ôn hòa ở mức độ bình thường.
Cùng mệnh Kim với nhau cũng hợp nhau. Bởi những người cùng mệnh tính cách sẽ tương đồng hơn. Từ đó, có thể tránh được những tranh chấp cãi vã và những điều cấm kỵ không may mắn.

Mệnh Kim hợp với Mệnh Thổ
Người mệnh Thuỷ
Theo ngũ hành tương sinh, người mệnh Thủy hợp với mệnh Kim, mệnh Mộc và với chính mệnh Thủy. Nếu cả hai bên đều là Thủy thì có thể hỗ trợ lẫn nhau rất nhiều trong cuộc sống. Hai người hòa hợp, làm ăn phát đạt. Nếu bạn thuộc Thủy mà kết hợp với người mệnh Mộc thì cuộc sống gia đình hài hòa, sung túc. Tuy nhiên mệnh Thổ cần phải hy sinh cho mệnh Thủy nhiều hơn, để bên kia được thuận lợi.
Nếu kết hợp với mệnh Kim thì đây là một mối quan hệ vô cùng cát lợi, bạn sẽ dễ dàng vươn tới thành công dưới sự trợ giúp của bên kia. Tuy nhiên, vì sao ta nên lựa chọn người hợp với mệnh của mình trong hôn nhân và làm ăn? Bởi nếu vợ chồng hợp mệnh nhau thì nhà cửa đầm ấm, các thành viên trong nhà hòa thuận, việc làm ăn thuận lợi, thậm chí phất lên như diều gặp gió. Nếu đối tác hợp mệnh, đôi bên sẽ có chung nhiều quan điểm, việc hợp tác cũng dễ đi đến thống nhất, ít gặp tình trạng bày mưu tính kế, đâm sau lưng nhau.

Hai người mệnh Thủy sẽ hỗ trợ nhau trong cuộc sống
Người mệnh Mộc
Theo thuyết ngũ hành trong 5 mệnh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thì Mộc sẽ sinh ra Hỏa và Thủy sẽ sinh Mộc. Tuy đều là tương sinh nhưng lại mang những ý nghĩa khác nhau, thế nên khi sử dụng những điều này trong phong thủy thì các bạn cần phân biệt rõ ràng. Một điều nữa là, dù có Mộc sinh Hỏa, nhưng nếu Mộc quá vượng cũng có thể dập được Hỏa. Tương tự như Thủy sinh Mộc nhưng nếu Thủy quá vượng thì Mộc sẽ không thể sinh sống được.

Mộc sinh ra Hỏa và Thủy sinh ra Mộc
Người mệnh Hoả
Hành Hỏa hàm ý chỉ mùa hè, sức nóng và lửa. Ở khía cạnh tích cực Hỏa đại diện cho danh sự, sự công bằng, đem lại ánh sáng, hạnh phúc và hơi ấm. Tuy nhiên nếu xét ở khía cạnh tiêu cực thì mệnh này tượng trưng cho chiến tranh, xung đột. Thứ tự của Ngũ hành Tương sinh được quy ước như sau. Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Như vậy, người mệnh Hỏa hợp nhất với mệnh Mộc, mệnh Thổ.

Hỏa đại diện cho danh sự, sự công bằng, đem lại ánh sáng, hạnh phúc và hơi ấm
Người mệnh Thổ
Quy luật ngũ hành tương sinh phát biểu: Hỏa sinh Thổ. Lửa thiêu rụi mọi thứ, trở thành tro bụi, nghĩa là Thổ. Người mệnh Thổ phù hợp với các sự vật tính Hỏa, để bổ sung năng lượng tương sinh cho bản mệnh. Khi hai Thổ kết hợp với nhau để tạo nên ngọn núi vững chắc, không thể lay chuyển. Mệnh Thổ tương hợp với sự vật tính Thổ, mối quan hệ này giúp tăng cường sinh khí, nâng cao sức mạnh thể chất cũng như sức mạnh tinh thần.

Khi hai Thổ kết hợp với nhau để tạo nên ngọn núi vững chắc
Cách xác định mệnh dựa vào năm sinh
Dựa vào năm sinh mà bạn có thể xác định mệnh của mình, cụ thể như sau:
- Người mệnh Kim: 1954, 1955, 1962, 1963, 1970, 1971, 1984, 1985, 1992, 1993, 2000, 2001, 2014, 2015.
- Người mệnh Mộc: 1950, 1951, 1958, 1959, 1972, 1973, 1980, 1981, 1988, 1989, 2002, 2003, 2010, 2011, 2018, 2019.
- Người mệnh Thủy: 1944, 1945, 1952, 1953, 1966, 1967, 1974, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013.
- Người mệnh Hỏa: 1948, 1949, 1956, 1957, 1964, 1965, 1978, 1979, 1986, 1987, 1994, 1995, 2008, 2009, 2016, 2017.
- Người mệnh Thổ: 1946, 1946, 1960, 1961, 1968, 1989, 1976, 1977, 1990, 1991, 1998, 1999, 2006.
Có thể bạn quan tâm: Đo kích thước cửa chính 4 cánh theo phong thủy dễ dàng nhất.
Ứng dụng ngũ hành tương sinh tương khắc trong cuộc sống
Ngũ hành tương sinh tương khắc là một bộ môn chứa đựng nhiều điều thú vị, bí ẩn mà không hề mê tín,bạn sẽ giúp cho cuộc sống của mình thêm phong phú với những ứng dụng quan trọng ở một số khía cạnh sau:
Ứng dụng vào xem tuổi bố mẹ sinh con
Hiện nay, việc ứng dụng ngũ hành tương sinh xem tuổi bố mẹ sinh con được áp dụng nhiều nhất. Bố mẹ cần kiểm tra xem ngũ hành của mình, xem ngũ hành tương sinh hay tương khắc với những mệnh ngũ hành nào của con.
Bố mẹ chọn năm sinh con có ngũ hành tương sinh, tránh chọn những năm sinh con có mệnh ngũ hành tương khắc vì sẽ không tốt ảnh hưởng đến công danh, sự nghiệp. Trường hợp ngũ hành của bố mẹ và con không hợp, thì con không hợp với bố mẹ. Đây được coi là Tiểu Hung.
Trường hợp bố mẹ không hợp với tuổi con thì được gọi là Đại hung. Nếu trúng phải năm Ngũ Hành của bố mẹ tương khắc với con, tức là Đại hung, thì bố mẹ cần đặc biệt tránh vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến vận mệnh của cả con lẫn bố mẹ.

Tránh chọn những năm sinh con có mệnh ngũ hành tương khắc vì ảnh hưởng xấu đến công danh, sự nghiệp
Ứng dụng để xem hướng xây nhà
Trong đời sống, y học cổ truyền, cây trồng, xây dựng kiến trúc, màu sắc,… ngũ hành vẫn được sử dụng phổ biến. Đặc biệt, ứng dụng ngũ hành vào việc xác định hướng tốt cho gia chủ có thể mang lại nhiều may mắn và tài lộc. Ứng dụng ngũ hành xem hướng để xây dựng nhà phù hợp với gia chủ:
- Mệnh Mộc: Hướng Đông, Nam và Đông Nam.
- Mệnh Kim: Hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam.
- Mệnh Thủy: Hướng Đông Nam, Bắc và Tây Bắc.
- Mệnh Hỏa: Hướng chính Nam.
- Mệnh Thổ: Hướng Đông Bắc và Tây Nam.

Người mệnh Mộc phù hợp xây nhà ở hướng Đông, Nam, Đông Nam
Lựa chọn đất theo ngũ hành như thế nào mới tốt?
Nhờ có ngũ hành tương sinh và tương khác mà bạn cũng có thể lựa chọn mảnh đất tốt để xây nhà hoặc kinh doanh. Khi mua đất, mua nhà bạn nên chú ý một vài điểm sau để lựa chọn được mảnh đất tốt.
- Tránh ngũ hành tương khắc, phải dựa vào ngũ hành tương sinh để suy đoán mảnh đất đó.
- Tránh những mảnh đất hình tam giác nhọn ở hướng Nam vì đây là tượng trưng cho Hỏa, tam giác nhọn cũng biểu trưng cho Hỏa. Nếu Hỏa gặp Hỏa sẽ có điềm xấu, dễ dẫn đến kiện tụng, tranh giành.
- Lựa chọn được thế đất dáng tròn ở hướng Tây là điều tốt. Hướng Tây biểu trưng cho Kim, hai Kim gặp nhau tạo hình tròn thì sẽ làm ăn phát đạt, của cải vào nhà như nước.
- Gia chủ muốn có con cái đông đủ thì lựa chọn thế đất dài ở hướng Đông sẽ rất tốt.

Gia chủ muốn có con cái đông đủ thì lựa chọn thế đất dài ở hướng Đông sẽ rất tốt.
Bảng tra cứu cung mệnh chi tiết 1930-2023
Mỗi người khi sinh ra đều mang một cung, một mệnh duy nhất, dựa vào quy luật ngũ hành tương sinh và ý nghĩa của nội dung đã nêu trên mà chúng ta có một bảng tổng hợp tra cứu cung mệnh từ 1930 – 2023:
Năm Sinh |
Tuổi Âm |
Ngũ hành | Giải nghĩa | Mệnh nam | Mệnh nữ |
1930 | Canh Ngọ | Thổ + | Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi) |
Đoài Kim | Cần Thổ |
1931 | Tân Mùi | Thổ – | Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi) |
Càn Kim | Ly Hỏa |
1932 | Nhâm Thân | Kim + | Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm) |
Khôn Thổ | Khảm Thủy |
1933 | Quý Dậu | Kim – | Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1934 | Giáp Tuất | Hỏa + | Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1935 | Ất Hợi | Hỏa – | Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1936 | Bính Tý | Thủy + | Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối) |
Khảm Thủy | Khôn Thổ |
1937 | Đinh Sửu | Thủy – | Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối) |
Ly Hỏa | Càn Kim |
1938 | Mậu Dần | Thổ + | Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1939 | Kỷ Mão | Thổ – | Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1940 | Canh Thìn | Kim + | Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong) |
Càn Kim | Ly Hỏa |
1941 | Tân Tỵ | Kim – | Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong) |
Khôn Thổ | Khảm Thủy |
1942 | Nhâm Ngọ | Mộc + | Dương Liễu Mộc
(Gỗ dương liễu) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1943 | Quý Mùi | Mộc – | Dương Liễu Mộc
(Gỗ dương liễu) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1944 | Giáp Thân | Thủy + | Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1945 | Ất Dậu | Thủy – | Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối) |
Khảm Thủy | Khôn Thổ |
1946 | Bính Tuất | Thổ + | Ốc Thượng Thổ (Đất nóc nhà) | Ly Hỏa | Càn Kim |
1947 | Đinh Hợi | Thổ – | Ốc Thượng Thổ (Đất nóc nhà) | Cấn Thổ | Đoài Kim |
1948 | Mậu Tý | Hỏa + | Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1949 | Kỷ Sửu | Hỏa – | Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét) |
Càn Kim | Ly Hỏa |
1950 | Canh Dần | Mộc + | Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách) |
Khôn Thổ | Khảm Thủy |
1951 | Tân Mão | Mộc – | Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1952 | Nhâm Thìn | Thủy + | Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1953 | Quý Tỵ | Thủy – | Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1954 | Giáp Ngọ | Kim + | Sa Trung Kim
(Vàng trong cát) |
Khảm Thủy | Khôn Thổ |
1955 | Ất Mùi | Kim – | Sa Trung Kim
(Vàng trong cát) |
Ly Hỏa | Càn Kim |
1956 | Bính Thân | Hỏa + | Sơn Hạ Lửa
(Lửa trên núi) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1957 | Đinh Dậu | Hỏa – | Sơn Hạ Lửa
(Lửa trên núi) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1958 | Mậu Tuất | Mộc + | Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng) |
Càn Kim | Ly Hỏa |
1959 | Kỷ Hợi | Mộc – | Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng) |
Khôn Thổ | Khảm Thủy |
1960 | Canh Tý | Thổ + | Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1961 | Tân Sửu | Thổ – | Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1962 | Nhâm Dần | Kim + | Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1963 | Quý Mão | Kim – | Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc) |
Khảm Thủy | Khôn Thổ |
1964 | Giáp Thìn | Hỏa + | Phú Đăng Hỏa
(Lửa đèn to) |
Ly Hỏa | Càn Kim |
1965 | Ất Tỵ | Hỏa – | Phú Đăng Hỏa
(Lửa đèn to) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1966 | Bính Ngọ | Thủy + | Thiên Hà Thủy
(Nước trên trời) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1967 | Đinh Mùi | Thủy – | Thiên Hà Thủy
(Nước trên trời) |
Càn Kim | Ly Hỏa |
1968 | Mậu Thân | Thổ + | Đại Trạch Thổ
(Đất nền nhà) |
Khôn Thổ | Khám Thủy |
1969 | Kỷ Dậu | Thổ – | Đại Trạch Thổ
(Đất nền nhà) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1970 | Canh Tuất | Kim + | Thoa Xuyến Kim
(Vàng trang sức) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1971 | Tân Hợi | Kim – | Thoa Xuyến Kim
(Vàng trang sức) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1972 | Nhâm Tý | Mộc + | Tang Đố Mộc
(Gỗ cây dâu) |
Khảm Thủy | Khôn Thổ |
1973 | Quý Sửu | Mộc – | Tang Đố Mộc
(Gỗ cây dâu) |
Ly Hỏa | Càn Kim |
1974 | Giáp Dần | Thủy + | Đại Khe Thủy
(Nước khe lớn) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1975 | Ất Mão | Thủy – | Đại Khe Thủy
(Nước khe lớn) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1976 | Bính Thìn | Thổ + | Sa Trung Thổ
(Đất pha cát) |
Càn Kim | Ly Hỏa |
1977 | Đinh Tỵ | Thổ – | Sa Trung Thổ
(Đất pha cát) |
Khôn Thổ | Khảm Thủy |
1978 | Mậu Ngọ | Hỏa + | Thiên Thượng Hỏa
(Lửa trên trời) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1979 | Kỷ Mùi | Hỏa – | Thiên Thượng Hỏa
(Lửa trên trời) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1980 | Canh Thân | Mộc + | Thạch Lựu Mộc
(Gỗ cây lựu đá) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1981 | Tân Dậu | Mộc – | Thạch Lựu Mộc
(Gỗ cây lựu đá) |
Khảm Thủy | Khôn Thổ |
1982 | Nhâm Tuất | Thủy + | Đại Hải Thủy
(Nước biển lớn) |
Ly Hỏa | Càn Kim |
1983 | Quý Hợi | Thủy – | Đại Hải Thủy
(Nước biển lớn) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1984 | Giáp Tý | Kim + | Hải Trung Kim
(Vàng trong biển) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1985 | Ất Sửu | Kim – | Hải Trung Kim
(Vàng trong biển) |
Càn Kim | Ly hỏa |
1986 | Bính Dần | Hỏa + | Lư Trung Hỏa
(Lửa trong lò) |
Khôn Thổ | Khảm Thủy |
1987 | Đinh Mão | Hỏa – | Lư Trung Hỏa
(Lửa trong lò) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1988 | Mậu Thìn | Mộc + | Đại Lâm Mộc
(Gỗ rừng già) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1989 | Kỷ Tỵ | Mộc – | Đại Lâm Mộc
(Gỗ rừng già) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1990 | Canh Ngọ | Thổ + | Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
1991 | Tân Mùi | Thổ – | Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi) |
Ly Hoả | Càn Kim |
1992 | Nhâm Thân | Kim + | Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1993 | Quý Dậu | Kim – | Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1994 | Giáp Tuất | Hỏa + | Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1995 | Ất Hợi | Hỏa – | Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1996 | Bính Tý | Thủy + | Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1997 | Đinh Sửu | Thủy – | Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1998 | Mậu Dần | Thổ + | Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1999 | Kỷ Mão | Thổ – | Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
2000 | Canh Thìn | Kim + | Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong) |
Ly Hoả | Càn Kim |
2001 | Tân Tỵ | Kim – | Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
2002 | Nhâm Ngọ | Mộc + | Dương Liễu Mộc
(Gỗ cây dương) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
2003 | Quý Mùi | Mộc – | Dương Liễu Mộc
(Gỗ cây dương) |
Càn Kim | Ly Hoả |
2004 | Giáp Thân | Thủy + | Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
2005 | Ất Dậu | Thủy – | Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
2006 | Bính Tuất | Thổ + | Ốc Thượng Thổ
(Đất nóc nhà) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
2007 | Đinh Hợi | Thổ – | Ốc Thượng Thổ
(Đất nóc nhà) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
2008 | Mậu Tý | Hỏa + | Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
2009 | Kỷ Sửu | Hỏa – | Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét) |
Ly Hoả | Càn Kim |
2010 | Canh Dần | Mộc + | Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
2011 | Tân Mão | Mộc – | Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
2012 | Nhâm Thìn | Thủy + | Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh) |
Càn Kim | Ly Hoả |
2013 | Quý Tỵ | Thủy – | Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
2014 | Giáp Ngọ | Kim + | Sa Trung Kim
(Vàng trong cát) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
2015 | Ất Mùi | Kim – | Sa Trung Kim
(Vàng trong cát) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
2016 | Bính Thân | Hỏa + | Sơn Hạ Hỏa
(Lửa trên núi) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
2017 | Đinh Dậu | Hỏa – | Sơn Hạ Hỏa
(Lửa trên núi) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
2018 | Mậu Tuất | Mộc + | Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng) |
Ly Hoả | Càn Kim |
2019 | Kỷ Hợi | Mộc – | Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
2020 | Canh Tý | Thổ + | Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
2021 | Tân Sửu | Thổ – | Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò) |
Càn Kim | Ly Hỏa |
2022 | Nhâm Dần | Kim + | Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc) |
Khôn Thổ | Khảm Thủy |
2023 | Quý Mão | Kim – | Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
Cập nhật thêm:
- Top các công ty thiết kế kiến trúc Đà Nẵng uy tín.
- Tổng hợp kiến thức phong thuỷ hay và hữu ích trong cuộc sống.
Trên đây là nội dung chia sẻ của EnHome về ngũ hành tương sinh có ý nghĩa và các quy luật vận hành của nó. Hy vọng bài viết đã cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích giúp bạn và gia đình mình biết được về cung mệnh của mình, vận dụng vào cuộc sống.