Quy trình thi công dầm sàn đúng kỹ thuật có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền và an toàn của công trình. Để đảm bảo chất lượng và sự chính xác trong quá trình thực hiện, các bước thi công cần được thực hiện đúng kỹ thuật, từ việc chuẩn bị giàn giáo, lắp ráp ván khuôn, gia công cốt thép cho đến đổ bê tông và bảo dưỡng. Mỗi bước trong quy trình đều đòi hỏi sự cẩn thận và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt nhằm tạo nên một hệ thống dầm sàn chắc chắn, đáp ứng yêu cầu chịu lực và thẩm mỹ của công trình. Cùng EnHome theo dõi các bước chuẩn trong quy trình thi công dầm sàn ngay bài viết dưới đây.

Xác định độ cao, tim trục giàn giáo

  • Bước 1: Sử dụng máy laser hoặc máy thủy bình để xác định cao độ của sàn cần thi công.
  • Bước 2: Đánh dấu vị trí tim trục của giàn giáo dựa trên bản vẽ thiết kế.
  • Bước 3: Sử dụng dây giăng để căng từ các mốc đã được định sẵn.
Xác định độ cao và tim trục của giàn giáo

Chuẩn bị các vật liệu đảm bảo để không ảnh hưởng đến quá trình thi công lắp dựng giàn giáo

xác định độ cao và tim trục giàn giáo

Đảm bảo quá trình xác định độ cao, tim trục giàn giáo diễn da chuẩn và chính xác

Lắp ráp giàn tiệp

  • Bước 1: Chuẩn bị các khung giàn giáo và chân đế chống.
  • Bước 2: Lắp ráp giàn giáo theo chiều cao đã xác định, đảm bảo các mối nối chắc chắn và an toàn.
  • Bước 3: Kiểm tra lại độ cao của giàn giáo và điều chỉnh nếu cần.
lắp ráp giàn tiệp

Lắp ráp giàn giáo, giàn tiệp theo chiều cao đã xác định, đảm bảo các mối nối chắc chắn và an toàn.

lưu ý khi lắp ráp giàn tiệp

Lót ván dưới chân giàn tiệp để giảm tải gây lún cho chân giàn giáo tầng 1

Gia công ván khuôn, dầm sàn theo thiết kế

  • Bước 1: Cắt và gia công ván khuôn (cốp pha) cho dầm sàn theo đúng kích thước từ bản vẽ thiết kế.
  • Bước 2: Lắp đặt ván khuôn đảm bảo đúng vị trí, kích thước và độ cứng cần thiết để chịu lực đổ bê tông.
Tiến hành gia công ván khuôn, dầm sàn

Cắt và gia công ván khuôn cốp pha cho dầm sàn theo đúng kích thước từ bản vẽ thiết kế

Cân cao độ sàn để rải đà chính, đà phụ

  • Bước 1: Xác định cao độ thực tế của sàn bằng máy thủy bình.
  • Bước 2: Tiến hành rải các thanh đà chính và đà phụ, đảm bảo phân bố đều và đúng cao độ.
cân độ cao sàn để rải đà chính, đà phụ

Rải các thanh đà chính và đà phụ, đảm bảo phân bố đều và đúng cao độ

lắp dựng coppha dầm

Đảm bảo khoảng cách giữa các đà chính là 100 đến 125cm, khoảng cách đà phụ là 50 đến 60 cm

Lắp ráp ván khuôn sàn

  • Bước 1: Lắp các tấm ván khuôn sàn theo vị trí đã xác định.
  • Bước 2: Kiểm tra độ cứng và độ khít của các tấm ván để tránh hở khi đổ bê tông.
thi công lắp ráp ván khuôn sàn

Lắp ráp ván khuôn sàn theo vị trí đã xác định, đảm bảo độ cứng và độ khít

Đóng ván khuôn hộp kỹ thuật điện và nước

  • Bước 1: Xác định vị trí các hộp kỹ thuật (điện, nước) theo bản vẽ.
  • Bước 2: Đóng và cố định các hộp kỹ thuật vào vị trí đúng trên ván khuôn.
đóng ván khuôn hộp kỹ thuật điện nước

Đóng ván khuôn hộp kỹ thuật điện và nước đảm bảo đúng vị trí trên ván khuôn

Ván khuôn cầu thang đóng theo coste hoàn thiện

  • Bước 1: Dựa trên bản vẽ hoàn thiện, xác định độ dốc và kích thước của cầu thang.
  • Bước 2: Lắp đặt ván khuôn cầu thang, đảm bảo độ chính xác theo các coste thiết kế.
Ván khuôn cầu thang đóng theo coste hoàn thiện

Đóng ván khuôn cầu thang đảm bảo đảm độ chính xác theo các coste thiết kế.

Kiểm tra và nghiệm thu cốp pha

  • Bước 1: Tiến hành kiểm tra toàn bộ ván khuôn đã lắp đặt, đảm bảo đúng thiết kế và chắc chắn.
  • Bước 2: Tiến hành nghiệm thu ván khuôn, lập biên bản xác nhận trước khi gia công cốt thép.

Thi công thép dầm sàn

  • Bước 1: Gia công cốt thép dầm sàn theo bản vẽ kỹ thuật.
  • Bước 2: Buộc các thanh thép lại với nhau đúng vị trí và khoảng cách.
Thi công cốt thép dầm sàn

Đảm bảo cốt thép phải sạch, không han gỉ hay dính bẩn 

Kiểm tra nghiệm thu cốt thép dầm sàn

  • Bước 1: Kiểm tra toàn bộ kết cấu cốt thép đã được gia công, đảm bảo đúng tiêu chuẩn.
  • Bước 2: Nghiệm thu và lập biên bản xác nhận trước khi đổ bê tông.
lắp đặt thép dầm

Lắp đặt và kiểm tra, nghiệm thu thép dầm

Đặt vị trí ống cáp thoát nước

  • Bước 1: Xác định vị trí các ống thoát nước theo thiết kế.
  • Bước 2: Lắp đặt và cố định các ống thoát nước tại các vị trí đã xác định.
Lắp đặt điện nước âm sàn

Xác định vị trí và lắp đặt đúng với vị trí đã xác định

lắp đặt điện nước âm sàn

Quấn su non khi nối chỗ sàn âm 2 lớp để tránh hở mí nối gây rò rỉ nước

Đặt hệ thống điện

  • Bước 1: Lắp đặt hệ thống dây cáp và hộp điện ngầm theo bản vẽ thiết kế.
  • Bước 2: Cố định hệ thống điện vào khung sắt và ván khuôn để tránh di chuyển trong quá trình đổ bê tông.
lắp đặt điện nước âm sàn

Lắp đặt hệ thống điện đảm bảo

Đổ bê tông dầm sàn

  • Bước 1: Chuẩn bị vật liệu bê tông với đúng tỷ lệ theo yêu cầu kỹ thuật.
  • Bước 2: Tiến hành đổ bê tông dầm sàn, đảm bảo liên tục và đồng đều.
  • Bước 3: Dùng đầm rung để nén chặt bê tông và loại bỏ bọt khí.
chuẩn bị thiết bị đổ bê tông dầm sàn

Chuẩn bị các thiết bị để đổ bê tông dầm sàn

đổ bê tông dầm sàn

Vệ sinh dầm sàn, đầu trụ và tưới chất liên kết đầu trụ bằng latex hoặc hồ dầu

Đổ bê tông dầm sàn

Dùng đầm dùi kĩ vào vị trí đầu trụ, dầm sàn đều đặn

lưu ý khi đổ bê tông dầm sàn

Lưu ý quan trọng khi đổ bê tông dầm sàn

Đổ bê tông dầm sàn

Đổ bê tông dầm sàn tránh tình trạng thiếu hoặc thừa chiều dày của sàn

hạ cote bê tông

Hạ cotes bê tông đảm bảo độ dốc thoát nước

đổ gờ ban công và WC

Đổ gờ ban công và gờ WC hạn chế thoát nước ngược vào nhà và thấm nước vào chân tường

dùng dập để làm phẳng bề mặt bê tông sàn

Làm phẳng bề mặt sàn

rải bao bố và tưới nước cho sàn

Rải bao bố và tưới nước để giữ độ ẩm cho sàn

Tháo cốp pha và nghiệm thu

  • Bước 1: Sau khi bê tông đã đủ cường độ, tiến hành tháo cốp pha theo thứ tự đảm bảo an toàn.
  • Bước 2: Kiểm tra bề mặt dầm sàn, thực hiện nghiệm thu công trình.

Bảo dưỡng bê tông

  • Bước 1: Che phủ bề mặt bằng vật liệu giữ ẩm như bao bố, vải ẩm hoặc màng nhựa.
  • Bước 2: Tưới nước liên tục để giữ bề mặt ẩm trong ít nhất 7 ngày đầu.
  • Bước 3: Phun hóa chất bảo dưỡng lên bề mặt bê tông khi đã khô bề mặt vừa đủ.
  • Bước 4: Trong điều kiện nóng, dùng bạt hoặc màng nhựa để giảm bay hơi. Hạn chế đi lại hoặc đặt vật nặng lên bề mặt bê tông trong thời gian bảo dưỡng.
  • Bước 5: Kiểm tra bề mặt thường xuyên để duy trì độ ẩm và xử lý kịp thời các vấn đề.
bảo dưỡng cho bê tông

Bảo dưỡng bê tông để giữ độ ẩm cho bê tông, tránh quá trình thủy hóa nhanh

Bài viết đã cập nhật thông tin về quy trình thi công dầm sàn đúng kỹ thuật khi thi công nhà. Với mỗi công đoạn và quy trình đều có những bước cơ bản để bạn tham khảo. Hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức để vận dụng vào quá trình thi công dầm sàn trong quy trình thi công phần thô của công trình.

Xem thêm: Quy trình thi công móng cọc đúng kỹ thuật