Trong xây dựng,quy trình t hi công xây tô cũng có vai trò quan trọng để tạo nên một công trình thẩm mỹ và đảm bảo. Việc tuân thủ đúng các bước kỹ thuật xây tô không chỉ giúp công trình đạt chất lượng mà còn đảm bảo an toàn. Bài viết này, EnHome sẽ trình bày chi tiết về quy trình thi công xây tô đúng kỹ thuật, từ khâu chuẩn bị đến khi hoàn thiện, giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của từng giai đoạn trong xây dựng tường.
Giai đoạn 1: Thi công xây tường
Thi công xây tường là công đoạn đầu tiên trong giai đoạn thi công xây tô. Việc đáp ứng quy trình thi công xây tô đúng kỹ thuật từng bước, từng công đoạn là rất quan trọng.
Chuẩn bị dụng cụ, dọn dẹp mặt bằng
- Bay, thước nhôm, quả rọi, nivo, máy trộn: Các dụng cụ như bay, thước nhôm, quả rọi, nivo và máy trộn cần được chuẩn bị đầy đủ. Bay dùng để xúc và trát vữa, thước nhôm và nivo giúp kiểm tra độ thẳng và phẳng của tường, quả rọi đảm bảo tường thẳng đứng, và máy trộn giúp tạo hỗn hợp vữa đều.
- Dọn sạch mặt bằng trước khi xây, chuẩn bị dụng cụ chứa vữa như hộc gỗ, tôn: Mặt bằng trước thi công phải được dọn sạch sẽ, không có vật cản để tạo điều kiện thi công an toàn. Ngoài ra, cần chuẩn bị các dụng cụ chứa vữa như hộc gỗ, tôn và đặt ở vị trí thuận lợi, giúp tiết kiệm thời gian khi thi công.
Tiến hành thi công xây tường
- Bước 1: Xây tô đúng kỹ thuật đảm bảo phải tưới ẩm tường trước khi xây để đảm bảo độ ẩm của gạch, hạn chế hút nước từ vữa.
- Bước 2: Xác định vị trí xây tường, xây hàng gạch đầu tiên định vị chân tường.
- Bước 3: Căng dây lèo theo phương đứng và phương ngang.
- Bước 4: Trét hồ dầu liên kết giữa gạch và bề mặt bê tông.
- Bước 5: Xây gạch theo chữ công ( tối thiểu 1/3 viên gạch). Đảm bảo mạch vữa đứng trung bình 10mm, mạch vữa nằm giao động từ 8-15mm, mạch vữa phải đầy.
- Bước 6: Sau khi xây được khoảng từ 1-1,1m thì sẽ đổ giằng bê tông dày 10cm ( 2 thanh sắt D10).
- Bước 7: Đổ trụ tại vị trí 4 góc ở ô giếng trời, lấy ô sáng.
- Bước 8: Xây gạch thẻ ở cửa đi, cạnh cửa sổ, bậc cầu thang.
Lưu ý:
- Đảm bảo lanh tô cửa sổ và cửa đi sẽ đổ cùng lần với giằng bê tông chạy quanh tường. Vị trí cửa đi, cạnh cửa sổ đều xây bằng gạch thẻ, tại vị trí tường vuông góc cần phải câu gạch.
- Vị trí đổ trụ kẹp bê tông cần phải đặt thép liên kết giữa tường xây với trụ bê tông. Vị trí tiếp giáp giữa tường với mặt dưới gầm,sàn phải trét lớp hồ dầu rồi chèn gạch để kín tường.
- Tại vị trí bao giữa tường bao với tường ngăn phải cấy sắt râu ( sắt 6)
- Ở các vị trí tường kết thúc cần phải bổ sung thêm bổ trụ để chống nứt.
Bảo dưỡng xây tường
- Quy trình thi công xây tô đúng kỹ thuật không thể bỏ qua các công đoạn bảo dưỡng.
- Khi xây tường xong, sau 24h thì tưới ẩm tường xây liên tục trong 3 ngày, đảm bảo tường gạch xây đủ nước trong quá trình thủy hóa xi măng.
Nghiệm thu xây tường
Khi nghiệm thu quá trình xây tường, đội ngũ giám sát phải chú ý và đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Đảm bảo cho khối xây phải đúng vị trí, hình dáng và kích thước theo thiết kế.
- Khối xây đặc chắc, mạch vữa xây được miết gọn.
- Khi xây gạch phải đảm bảo cho các lớp gạch thẳng hàng, ngang bằng.
- Khối xây thẳng đứng, phẳng, không dính vữa bẩn.
- Góc cạnh của các khối xây phải đúng với thiết kế.
Giai đoạn 2: Tô tường
Tô tường là công đoạn tiếp theo trong quy trình xây tô đúng kỹ thuật. Đây cũng là công đoạn quan trọng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng của công trình.
Công tác chuẩn bị, dọn dẹp bề mặt tường
- Dọn dẹp sạch sẽ bề mặt chuẩn bị xây tường.
- Nghiệm thu hệ thống điện M&E theo bản vẽ thiết kế trước đó, đảm bảo đường đi M&E đều phải được đóng lưới mắt cáo chỉn chu.
- Chuẩn bị vật liệu và cấp phối tô trát.
Tiến hành thi công tô trát
- Bước 1: Tiến hành ghém mốc dưới chân tường.
- Bước 2: Từ các mốc ở chân tường dùng máy quét laze để đặt các mốc trên cao.
- Bước 3: Đóng lưới mắt cáo tất cả các vị trí tiếp giáp của 2 lớp vật liệu khác nhau, dưới mắt cáo phải được đóng rộng 10cm sang mỗi bên mạch ghép.
- Bước 4: Giám sát tiến hành kiểm tra nghiệm thu mốc ghém và các vị trí đóng lưới mắt cáo trước khi tô trát mỗi bên mạch ghép.
- Bước 5: Tấp vữa lên tường, dùng thước nhôm để gạt theo các vị trí ghém từ trước.
- Bước 6: Tô trát từ trên xuống dưới, chiều dày lớp tô trát từ 1,2 – 2cm.
- Bước 7: Trát 1 lần liên tục sau 1 bức tường để tránh có giáp mí sau khi tô, đối với trường hợp buộc phải chia làm 2 trát phải để mạch vữa hình răng cưa. Khi trát cạnh, góc vuông phải dùng thước ke góc để kiểm tra cạnh trong quá trình tô.
- Bước 8: Lót bạc hoặc ván gỗ chân tường để dễ thu gom và tận dụng vữa rơi.
- Bước 9: Dùng chổi quét sạch cát trên tường và vệ sinh sau khi tô xong.
Lưu ý:
- Khi trát cạnh góc dùng thước, bàn xoa gỗ để các cạnh được sắc sảo hơn.
- Những vị trí có lát gạch chân tường âm thì phải chừa đoạn chân tường cao tầm 20cm.
- Chừa đường chân tường để chống thấm như WC, sân thượng, ban công, mái…
- Tô thêm gờ chỉ xung quanh ( Cửa mở quay, cửa mở hất: 6,5cm, cửa lùa 2 ray: 11cm, cửa lùa 3 ray 14,5cm) tại vị trí cửa sổ mặt tiền, mặt hậu hay bị mưa hắt vào.
- Trong quá trình tô luôn kiểm tra bề mặt tường bằng thước nhôm 2m, 3m, divo.
- Tô trát xong dọn dẹp mặt bằng thi công sạch sẽ.
- Đối với tường ngoài: Kiểm tra nghiệm thu giàn giáo trước khi tô để đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công.
- Căng dây dọi từ trên xuống dưới, dùng thước 3m để tạo độ phẳng cho mảng tường tô.
Bảo dưỡng tô tường
Quá trình thi công xây tô đúng kỹ thuật không thể bỏ qua công đoạn bảo dưỡng tường sau khi tô xong. Sau khoảng 6h khi tô trát, cần tưới nước bảo dưỡng và giữ ẩm bề mặt tường tô trong 3 ngày.
Nghiệm thu tô tường
- Đảm bảo các kích thước của tường chính xác cả chiều dài, chiều cao, chiều rộng, độ dày.
- Các kích thước của cửa đi, cửa sổ, lỗ chờ kỹ thuật.
- Vừa trát bám chặt vào bề mặt tường xây, vách bê tông, tường trát không bị bông bộp.
- Bề mặt lớp vữa phẳng, nhẵn.
- Các cạnh, gờ, chỉ phải sắc và thẳng đứng, ngang bằng, các góc phải vuông ke.
- Chân tường tô trát phải thẳng, phẳng, mặt sàn nơi chân tường tô trát phải sạch sẽ, không dính vữa rơi vãi
- Chân tường, góc tường, cạnh tường là vị trí liên quan đến chất lượng công tác ốp lát nội thất sau này nên phải kiểm tra kỹ.
Bài viết đã tổng hợp quy trình thi công xây tô đúng kỹ thuật với từng công đoạn, chuẩn kỹ thuật trong quá trình thi công. Mỗi công đoạn sẽ có những lưu ý và kỹ thuật đi kèm để đảm bảo quá trình thi công diễn ra chuẩn và đảm bảo. Để xem thêm các quy trình thi công khác tại https://enhome.vn/tong-hop-quy-trinh-thi-cong-enhome/