Thiết kế nhà xưởng là khái niệm đề cập đến quy trình thiết kế và xây dựng nên một không gian có quy mô và sức chứa vô cùng lớn, là nơi tập trung nhân lực, nơi lắp đặt các dây chuyền sản xuất, trang thiết bị, nguyên vật liệu,… phục vụ quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Thiết kế nhà xưởng đẹp và hợp lí có thể giúp doanh nghiệp vận hành quy trình sản xuất linh hoạt và hiệu suất hơn, bên cạnh đó còn thúc đẩy tinh thần làm việc thoải mái hơn cho nhân viên, nâng cao chất lượng công việc cũng như đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp. Trong bài viết sau, EnHome sẽ giới thiệu cho bạn tất tần tật về thiết kế nhà xưởng, những mẫu mặt tiền nhà xưởng đẹp nhất hiện nay cũng như bảng giá tham khảo mới nhất năm 2023!
Tìm hiểu về thiết kế nhà xưởng
Thiết kế nhà xưởng là một trong những công tác đóng vai trò rất quan trọng đảm bảo quá trình xây dựng thi công nhà xưởng đảm bảo an toàn, phục vụ công tác nghiệm thu chất lượng. Vậy quy trình thiết kế nhà xưởng chuyên nghiệp và chất lượng là như thế nào? Vai trò của thiết kế nhà xưởng là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu về các tiêu chuẩn thiết kế và quy trình nhà xưởng cơ bản cần biết nhé.
Vai trò của thiết kế nhà xưởng
Mỗi doanh nghiệp khi thiết kế nhà xưởng đều có những yêu cầu và tiêu chuẩn riêng nhất định nhằm đáp ứng với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì lí do này, bản vẽ thiết kế là bắt buộc, cần phải được xây dựng và đáp ứng được những tiêu chuẩn mà nhà đầu tư muốn.
Mỗi chi tiết trong bản thiết kế đều mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đóng góp rất lớn vào quy trình chế tạo ra một công trình đẹp, an toàn, hợp quy chuẩn. Mặc khác, bản vẽ thiết kế đồng thời cũng giúp nhân viên có cơ sở và hình mẫu để có thể xây dựng công trình một cách chính xác nhất!
Tất cả những số đo, kích thước, sai số,… trong bản vẽ đều có thể ảnh hưởng to lớn đến tiến trình và chất lượng của công trình thiết kế. Vậy nên, tầm quan trọng của thiết kế nhà xưởng là điều mà không ai có thể thể phủ nhận!
Quy trình thiết kế nhà xưởng đẹp
Sau khi tiếp nhận các thông tin và yêu cầu từ khách hàng, đội ngũ kỹ sư sẽ lên bản thiết kế hoàn chỉnh, chi tiết nhất.
Bước 1: Thiết kế cơ sở, bản vẽ tổng quan
Đây là bước xây dựng bản vẽ tổng quan về công trình. Bản vẽ thiết kế tổng quan sẽ bao gồm:
- Bản vẽ tổng mặt bằng chung khu vực.
- Bản vẽ kiến trúc xưởng.
- Bản vẽ kết cấu xưởng.
- Bản vẽ sơ đồ công năng của xưởng.
Bước 2: Thiết kế cụ thể bản vẽ thi công
Bản vẽ thi công phải được thiết kế để thể hiện đầy đủ các chi tiết và các hạng mục của dự án bao gồm các phần: kết cấu, kiến trúc, cơ điện. Các nội dung hạng mục phải có gồm:
- Nhà xưởng chính, xưởng phụ, nhà kho.
- Các tuyến đường.
- Các văn phòng.
- Nhà nghỉ, nhà ăn, nhà cán bộ.
- Tường rào, cổng chính/phụ, phòng bảo vệ.
- Mạng lưới điện, nước.
- Công trình phòng cháy chữa cháy.
- Công trình xử lí nước thải.
- Nơi để xe.
- Các công trình phụ trợ khác.
Quy trình thi công nhà xưởng
Để hoàn thành công trình đúng tiến độ mà vẫn đảm bảo chất lượng thì cần phải có một bản kế hoạch bài bản về quá trình thi công. Về cơ bản, quá trình thi công nhà xưởng sẽ gồm 8 bước cơ bản sau:
Bước 1: Thi công nền móng
Thi công nền nhà xưởng là bước quan trọng không thể thiếu. Vì nền móng sẽ ảnh hưởng đến độ bền chắc của toàn bộ phần nhà xưởng. Do vậy cần thực hiện theo quy trình xây dựng nhà xưởng đầy đủ các bước sau:
- San lấp đất nền: Đây là việc đầu tiên khi tiến hành thi công nhà xưởng. Tùy theo tình trạng của đất nền, nhà thầu sẽ san lấp nền sao cho phù hợp với bản vẽ kỹ thuật.
- Định vị tim trục: Các vị trí móng cột sẽ dựa theo cột này để thi công. Chính vì thế đây là công tác rất quan trọng.
- Đào móng hàng rào: Đa phần các nhà xưởng thường có hàng rào rất dài. Do đó, phần móng hàng rào cần được tính toán và thi công thật kiên cố.
- Thi công móng và đà kiềng: Tiến hành thi công móng dựa theo tim trục đã định vị. Phần móng này có thể là móng đơn hoặc móng cọc; vật liệu thi công là bê tông cốt thép. Bước này, tiến hành chôn các bu lông trong móng để sau này ghép với cột thép.
- Lu lèn đất nền: Nền đất sau khi được san lấp sẽ tiến hành lu lèn cho đúng độ chặt.
- Lu nền đá: Thông thường nền nhà xưởng đều là bê tông cốt thép đặt trên nền đá đã được lu lèn đủ độ chặt. Chiều dày lớp đá này sẽ được quy định trong bản thiết kế.
- Thi công nền xưởng: Tiến hàng dựng cốt thép và đổ bê tông cho nền. Sau khi đổ bê tông cần tiến hành công tác bảo dưỡng đúng quy định để tránh nứt sàn và thâm dột trên sàn.
Bước 2: Thi công khung thép
Hiện nay, phần khung nhà xưởng thường được thi công bằng khung thép. Các khung thép này sẽ được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng rồi mới được dùng để lắp ghép cho nhà xưởng. Cách lắp ghép khung thép như sau:
- Lắp dựng khung thép: Các bộ phận của khu thép sẽ được kết nối với nhau bằng bu lông. Vì khung thép rất to và nặng nên phải dùng cẩu nâng để lắp ghép.
- Lắp xà gồ và cáp giằng: Hệ thống giằng sẽ cố định ngoài mặt phẳng khung. Hệ xà gồ có công dụng tăng cường tính ổn định của khung thép và nâng đỡ tấm lợp.
Bước 3: Thi công mái cho nhà xưởng
Sau khi phần khung thép đã được lắp ráp xong, đơn vị thi công sẽ tiến hành thi công mái cho nhà xưởng. Cũng như hệ thống khung thép, việc lợp tấm tôn đầu tiên cũng đòi hỏi độ chính xác cực kỳ cao vì nó chính là điểm mốc cho các tấm tôn lợp tiếp sau. Sau khi hoàn thành phần mái, các tấm tôn lợp phải đạt yêu cầu: Điểm nối gối lên nhau của các tấm tôn luôn nằm trên một đường thẳng và vuông góc với thanh xà gồ.
Bên cạnh việc thi công lợp một cách chính xác, nhà thầu cũng cần tính toán đến phương án chống nóng cho mái nhà xưởng. Để chống nóng, phần mái sẽ được lớp thêm một lớp bông cách nhiệt, giúp hạn chế khí nóng và khí lạnh từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào bên trong khu vực sản xuất. Lớp bông cách nhiệt cũng cần đảm bảo có mối nối thẳng, không bị gấp nếp hay co kép, mặt dưới phẳng đều, không nhăn nhúm.
Bước 4: Thi công vỏ bao che
Phần tường ngoài và vách trong nhà xưởng có thể được xây dựng bằng các loại vật liệu như tôn, gạch,… Công đoạn này cần đảm bảo ăn khớp với thiết kế, phù hợp với phần cốt thép khung trong quy trình xây dựng nhà xưởng. Các bước tiến hành gồm:
- Xây tường bao quanh và các vách ngăn. Vách ngăn có thể được làm từ vật liệu chống cháy, cách nhiệt như tấm Samrtboard, tấm thạch cao Gywall,… để đảm bảo an toàn như chống cháy, chống gió, bụi một cách tốt nhất.
- Tiến hành lắp dựng các loại cửa ra vào, cửa sổ, cửa thông gió,…
- Lợp mái tôn hoặc loại vật liệu khác theo yêu cầu của thiết kế. Để tránh trường hợp bị dột, hắt nước sau này khi trời mưa đội ngũ kỹ thuật cần kiểm tra lại một lần các bu – lông đã bắt, các điểm nối giữa các tấm tôn, khe hở tại các ô cửa.
Bước 5: Thi công hạ tầng
Hạ tầng nhà xưởng rất quan trọng, nó ảnh hưởng nhiều đến sự vận hành về sau. Các hạ tầng cơ bản cho nhà xưởng sẽ bao gồm: Đường giao thông, ống cấp thoát nước,… Các công việc cần làm là: lắp đặt ống nước, lu nền đường, lu đá nền đường, bảo dưỡng bê tông nền đường và cắt ron chống nứt.
Bước 6: Thi công hệ thống kỹ thuật
Khi thi công nhà xưởng thì hệ thống kỹ thuật là phần không thể bỏ qua. Hệ thống này sẽ bao gồm các hệ thống như: Phòng cháy chữa cháy, thông tin liên lạc, điện nước, hệ thống kỹ thuật phục vụ sản xuất,… những hệ thống kỹ thuật này sẽ đảm bảo cho nhà xưởng hoạt động trơn tru và hiệu quả nhất nhất.
Bước 7: Hoàn thiện nhà xưởng và lắp đặt các thiết bị
Đây là khâu cuối cùng trong quá trình thi công nhà xưởng. Khi mọi thứ đã được lắp đặt chính xác, đơn vị thi công sẽ đưa các thiết bị, dây chuyền sản xuất vào đúng vị trí như bản thiết kế. Ở bước này cần phải làm các việc sau:
- Kẻ vạch: Giúp phân làn giao thông, hàng hóa trong xưởng.
- Đội ngũ kỹ thuật viên cũng sẽ kiểm tra lại một lần nữa các mối nối, bulông, ốc vít trong nhà xưởng xem có vấn đề gì không.
- Đóng trần thạch cho khu nhà văn phòng.
- Trang trí khu vực xung quanh nhà xưởng như trồng cây xanh, hoa cỏ.
Bước 8. Vệ sinh và đưa vào sử dụng
Sau khi hoàn thành những công đoạn trên, đội ngũ thi công sẽ vệ sinh lại toàn bộ khu nhà xưởng lần cuối trước khi đưa vào vận hành, sử dụng. Sau khi đảm bảo mọi thứ đã được lắp đặt chính xác, không có bất kể lỗi kỹ thuật nào, đơn vị thi công sẽ bàn giao lại công trình cho chủ đầu tư.
Xem thêm: Công ty thiết kế thi công nhà phố Đà Nẵng uy tín
Các yếu tố quan trọng trong quy trình thiết kế nhà xưởng
Sau khi thực hiện đầy đủ quy trình thiết kế nhà xưởng khi hoàn thành phải thoả mãn những yêu cầu sau:
Những yêu cầu về công năng cũng như kỹ thuật
Thiết kế nhà xưởng phải đảm bảo được mức độ logic, hài hoà giữa các chi tiết và hạng mục, tạo nên không gian và môi trường làm việc linh động, phù hợp và an toàn cho công nhân, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.
Những yêu cầu về tính thẩm mỹ của kiến trúc
Doanh nghiệp sở hữu một công trình nhà xưởng có thiết kế đẹp có thể tạo nên sức mạnh tâm lí cho nhân viên công ty và cả đối thủ, tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, thiết kế đẹp còn đảm bảo được tuổi thọ của công trình, giảm được những khoản chi phí thất thoát cho việc tu sửa sản xuất của doanh nghiệp trong tương lai.
Yêu cầu về tính phù hợp ngân sách của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần phải dựa vào ngân sách tài chính của công ty trong việc đưa ra quyết định đầu tư vào quy mô nhà xưởng. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng có thể quyết định hiệu quả quy trình vận hành của doanh nghiệp. Lí giải cho điều này là bởi việc thiết kế và xây dựng một khu xưởng quy mô lớn cũng sẽ đi kèm với khoản chi phí vận hành khổng lồ trong tương lai, điều này sẽ trở thành điểm yếu trong ngân sách của doanh nghiệp nếu chủ đầu tư không đưa ra quyết định sáng suốt.
Cập nhật: 99+ những mẫu nhà vườn nhỏ đẹp ấn tượng nhất 2023
Hồ sơ bản vẽ về thiết kế nhà xưởng gồm những gì?
Một hồ sơ bản vẽ thiết kế tiêu chuẩn cần có:
- Mặt bằng, sơ đồ công nghệ, bản vẽ công trình phụ đi kèm.
- Hồ sơ về phối cảnh.
- Hồ sơ về kiến trúc của công trình.
- Hồ sơ kết cấu khung kèo.
- Mặt bằng tổng thể.
- Hồ sơ kỹ thuật điện nước.
- Hồ sơ phòng cháy chữa cháy.
- Hồ sơ xử lí nước thải.
- Bể nước ngầm,…
10 Mẫu thiết kế nhà xưởng phổ biến nhất hiện nay
Dưới đây là các mẫu thiết kế đẹp, thịnh hành nhất hiện nay:
Mẫu thiết kế nhà xưởng kết hợp với văn phòng
Giống như tên gọi thì đây là mẫu thiết kế kết hợp giữa khu xưởng và khu văn phòng. Đây là một mẫu thiết kế mang lại sự gần gũi và gắn kết hơn nữa giữa ban lãnh đạo và nhân viên công ty. Bên cạnh đó, kiểu thiết kế này còn giúp cấp trên theo dõi và giám sát quy trình hoạt động dễ dàng hơn.
Mẫu thiết kế nhà xưởng kết hợp với nhà ở
Thiết kế kết hợp với nhà ở nghĩa là hai hạng mục này liên kết với nhau thành một khối. Kiểu thiết kế này cũng đương tự như kiểu thiết kế nhà xưởng kết hợp văn phòng, tuy nhiên lại phù hợp hơn với những doanh nghiệp nhỏ hoặc mang tính sản xuất hộ gia đình. Trên thực tế, đây là mẫu thiết kế đẹp nhưng vẫn đảm bảo được tính hiệu quả trong vận hành sản xuất và điều hành doanh nghiệp.
Mẫu thiết kế nhà xưởng tiền chế
Nhà xưởng tiền chế mà mẫu thiết kế đang rất được ưa chuộng ngày nay, đây được coi là là sự lựa chọn hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp. Nhà xưởng tiền chế được cấu tạo và lắp đặt bằng nguyên vật liệu là thép, có các ưu điểm nổi bật như: Thời gian thi công nhanh chóng, thiết kế đơn giản nhưng độ bền và độ chắc chắn cao, khả năng chịu lực tốt, ít bị mài mòn bởi các tác động của môi trường,…
Mẫu mặt tiền nhà xưởng đẹp sử dụng mái thông sáng
Điểm đặc trưng của nhà xưởng kiểu này chính là phần mái hoàn toàn trong suốt. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng ánh sáng tự nhiên hiệu quả, tiết kiệm được một khoảng lớn chi phí sử dụng điện để vận hành sản xuất.
Mẫu thiết kế nhà xưởng mái vòm
Kết cấu mái dạng vòm chính là một giải pháp vô cùng tối ưu đối với các công trình yêu cầu không gian rộng lớn như nhà xưởng. Lợi ích đầu tiên cần phải kể đến khi ứng dụng mái vòm chính là tính thẩm mỹ cao và độ bền vô cùng tốt. Ngoài ra thì thiết kế mái kiểu vòm còn là một phương pháp giúp tản nhiệt rất hiệu quả, từ đó tạo nên một không gian làm việc thoáng mát hơn cho đội ngũ nhân viên của công ty. Tuy nhiên thì việc thiết kế mái vòm cũng có nhiều hạn chế như kết cấu phức tạp, đòi hỏi đội thi công có trình độ cao, chi phí thi công lớn,…
Mẫu thiết kế mặt tiền nhà xưởng đẹp mái dốc
Đây là một mẫu thiết kế vô cùng phổ biến tại Việt Nam. Kiểu dáng này được minh hoạ với hai bên mái dốc thoải xuống giống như nhà ở, tạo cảm giác vô cùng cùng thân thiện. Ngoài ra phần mái ở giữa nhô cao còn tạo cảm giác mở rộng trong không gian, mang lại sự thoáng mát cho môi trường làm việc hiệu quả.
Mẫu thiết kế nhà xưởng hai tầng
Đây là một loại hình nhà xưởng đẹp có khả năng tối ưu hoá diện tích sử dụng, tiết kiệm diện tích xây dựng và chi phí vận hành. Tuy nhiên thì chủ doanh nghiệp cần phải chú trọng đảm bảo tính an ninh, an toàn và thuận lợi cho nhân viên trong quá trình làm việc.
Mẫu thiết kế nhà xưởng đôi
Mẫu thiết kế này sẽ bao gồm hai khu xưởng (hoặc nhiều hơn) nằm liền kề nhau, được phân cách bởi vách ngăn và có lối thông với nhau. Mỗi khu vực sẽ đảm nhận các vai trò khác nhau, hỗ trợ nhau để tạo ra giá trị sản xuất một cách linh hoạt và hiệu quả hơn.
Mặt tiền nhà xưởng đẹp liên kết
Khác với nhà xưởng đôi có vách ngăn giữa các xưởng thì nhà xưởng liên kết thường chỉ có một lối đi giữa các xưởng. Lối đi này phải đảm bảo diện tích để có thể lưu thông các xe vận chuyển hàng lớn như xe tải, xe container,… đảm bảo sự lưu thông trong hoạt động sản xuất. Các khu vực trong khối liên kết này cũng đảm nhận các vai trò khác nhau nhưng có sự gắn kết vô cùng gần gũi và chặt chẽ.
Mẫu thiết kế nhà xưởng hiện đại
Mẫu nhà xưởng hiện đại ngoài việc đáp ứng những yêu cầu về dây chuyền sản xuất, máy móc thì còn chú trọng vào thiết kế những chi tiết hình dáng bên ngoài xưởng. Đây thường là những công trình được các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhằm thể hiện dấu ấn cá nhân của doanh nghiệp, đồng thời thể hiện nét đẹp trong kinh doanh hoạt động công nghiệp.
Bảng giá thiết kế nhà xưởng tham khảo mới nhất năm 2023
Theo quy định định mức đơn giá của nhà nước, chi phí thiết kế được tính theo tổng mức đầu tư xây dựng của chủ đầu tư. Giá trị thiết kế này sẽ dao động trong khoảng từ 2 – 3% trên tổng mức đầu tư. Theo đó thì chi phí thiết kế nhà xưởng đẹp sẽ dao động từ 30.000 VND – 70.000 VND (tuỳ diện tích).
Những lưu ý cần thiết khi tiến hành thiết kế nhà xưởng đẹp, an toàn
Để có thể thành công xây dựng một cô đẹp thì quy trình thiết kế nhà xưởng cần phải lưu ý những điều sau:
- Đảm ảo an toàn phòng cháy chữa cháy.
- Đảm bảo xử lí chất thải ra môi trường.
- Trồng cây xanh để cải thiện chất lượng không khí trong nhà xưởng.
- Thiết kế đảm bảo sự thuận lợi cho việc tu sửa, sửa chữa công trình trong tương lai.
- Bố trí và phân luồng hiệu quả các lối đi.
- Đảm bảo kết cấu phải chắc chắn, chịu lực tốt.
- Bố trí không gian trong xưởng thoáng mát, hợp lí nhằm tạo tinh thần làm việc năng suất cho nhân viên.
Xem thêm:
Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết liên quan đến thiết kế nhà xưởng, bao gồm cả các mẫu thiết kế và giá thành tham khảo mới nhất năm 2023. Hy vọng bài biết này sẽ giúp các chủ đầu tư trang bị được những kiến thức cơ bản cũng như tìm kiếm được cho doanh nghiệp của mình những mẫu thiết kế nhà xưởng phù hợp nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ cho EnHome – Đơn vị thiết kế nội thất nhà phố và biệt thự uy tín để được tư vấn thêm. Trân trọng!
( Hình ảnh tham khảo nguồn internet )