Cách xây tường gạch đúng kỹ thuật sẽ cho bạn biết về quá trình xây dựng tường gạch theo các bước cụ thể và yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo tính chắc chắn và đẹp mắt của tường gạch. Tham khảo ngay kỹ thuật xây tường gạch chuẩn nhất dưới đây của EnHome để có một công trình xây dựng chất lượng cao!

Các bước xây tường gạch chuẩn nhất

Cách xây tường gạch đúng kỹ thuật là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và kỹ năng cao. Nếu bạn muốn tìm hiểu về điều đó thì dưới đây là các bước xây tường gạch cơ bản mà bạn có thể tham khảo để đảm bảo việc xây dựng tường gạch được thực hiện đúng.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ xây tường gạch

Nguyên liệu xây tường:

  • Gạch xây tường
  • Cát, xi măng, vôi (để trộn vữa hoặc sử dụng vữa khô được trộn sẵn)
  • Nước

Dụng cụ để thi công:

  • Thước li vô dài, thước đo , dây xây
  • Bay, đinh, búa, đục
  • Xe cút kít, xô, cuốc xẻng
  • Que đo mạch thước cữ, dụng cụ miết mạch , phản gỗ để trộn vữa (1mx1m)

Bước 2: Chọn kiểu xây, cách đặt gạch

Khi đặt gạch đảm bảo rằng các viên gạch không được chồng lên nhau theo chiều dọc và phải được lệch nhau tối thiểu 1/4 chiều dài của viên gạch. Kiểu xếp gạch phổ biến nhất là đặt gạch so le giữa hàng trên và hàng dưới.

 

Chọn kiểu xây và cách đặt gạch khi xây tường gạch

Có nhiều kiểu xây và cách đặt gạch khác nhau

Bước 3:  Tính số lượng nguyên liệu cần dùng

Cách xây tường gạch đúng kỹ thuật là sử dụng đơn vị thể tích để tính toán nguyên vật liệu cần dùng.

  • Thể tích 1 viên gạch được tính như sau: V = dài*rộng*cao (m3)
  • Chiều dày lớp vữa là 10mm tức 0.01m
  • Thể tích 1 cữ xây là Vc = (D+0.01) x (R+0.01) x (C+0.01) (m3)
  • Số lượng viên gạch cần có để xây 1m3 tường là Vv = 1 – (SL*V) (m3)

Chỉ cần tính toán thể tích của bức tường sẽ tính ra số lượng gạch và vữa cần chuẩn bị. Thể tích của xi măng, vôi thì tính theo khối cát và tỷ lệ pha trộn.

Bước 4: Chuẩn bị nền và móng

Đánh dấu mốc 2 đầu tường và sử dụng dây mực để lấy dấu đường gạch xây. Đặt hàng gạch khô đầu tiên theo dấu mốc đã gạch, sử dụng cữ mạch gạch để chia đều khoảng cách giữa 2 viên gạch, sau đó tính toán số gạch nguyên và gạch cần cắt, khi cắt gạch tính phải cả chiều dày của lớp vữa.

Bước 5: Dọn dẹp khu vực xây tường

  • Xếp gạch và gạch đã cắt theo từng chồng (số lượng vừa đủ cho đoạn xây) cách nhau khoảng 1,5-2m.
  • Trộn vữa và cung cấp vữa tới bảng trộn ở đoạn xây tường gạch. Đảm bảo sắp xếp các bảng trộn vữa trong khu vực xây sao cho chúng nằm vừa tầm tay với người thợ xây

Bước 6: Xây hàng rào gạch đầu tiên

  • Rải hàng vữa đầu tiên để đặt gạch, đặt viên gạch vào vị trí mà vữa đã được rải, và sử dụng cán bay để điều chỉnh viên gạch sao cho đúng vị trí.
  • Tiếp tục rải vữa và thêm vữa vào một đầu của viên gạch tiếp theo để nối tiếp với viên gạch trước, điều chỉnh gạch sao cho mạch vữa dày khoảng 10mm.
  • Xây tiếp vài viên gạch (khoảng 4-5 viên), sau đó dùng thước dài để căn chỉnh sự thẳng hàng của hàng gạch và dùng bay gạt bỏ những phần vữa thừa.
  • Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi xây hết hàng gạch đầu tiên. Phải đảm bảo hàng gạch đầu tiên thật đều và thằng hàng để làm chuẩn cho các hàng gạch tiếp theo.
Xây hàng gạch đầu tiên để làm chuẩn cho các hàng gạch tiếp theo

Xây hàng gạch đầu tiên để làm chuẩn cho các hàng gạch tiếp theo

Bước 7: Xây gạch ở 2 đầu tường

Cách xây tường gạch đúng kỹ thuật là phải xây những viên gạch ở 2 đầu hàng trước để làm mốc căn chỉnh cho những viên gạch ở giữa hàng. Khi xây, đặt gạch sao cho lớp gạch trên so le với lớp gạch bên dưới. Để đảm hàng gạch thẳng hàng hãy sử dụng thước li-vô để căn chỉnh.

Xây tường gạch sử dụng thước li-vô để căn chỉnh cho thẳng hàng

Xây tường gạch sử dụng thước li-vô để căn chỉnh cho thẳng hàng

Bước 8: Tiếp tục xây hàng gạch ở giữa

Sử dụng dây xây căng theo các viên gạch dẫn vừa xây để tiếp tục xây những hàng gạch ở giữa cho đến viên gạch dẫn trên cùng. Đảm bảo hàng gạch được xây thẳng hàng và mạch vữa đều nhau. Mạch vữa thường dao động từ 8 đến 12mm theo tiêu chuẩn xây tường gạch. Các mối nối vữa ngang thường nên dày hơn các mối nối vữa dọc. Thực hiện điều chỉnh lượng vữa nếu tường không đều.

Bước 9: Tạo hình bề mặt mạch

Dùng dụng cụ miết mạch để tạo hình bề mặt mạch theo ý muốn. Khoảng 20-30 phút sau khi xây, lúc đó mạch vữa vừa đủ khô để tiến hành miết mạch.

Bước 10: Vệ sinh tường gạch sau khi xây

Sau khi xây xong, bước vệ sinh tường sẽ được thực hiện như sau:

  • Không để quá 2 ngày sau khi hoàn thành xây dựng.
  • Sử dụng nước và chổi phun để rửa sạch và loại bỏ vữa, xi măng thừa bám trên bề mặt tường.
  • Pha 1 phần thuốc tẩy HCl với 10 phần nước để làm sạch các vết xi măng còn đọng lại. Tưới nước, sử dụng bàn chải và dung dịch tẩy để chà rửa sạch, sau đó tưới nước để rửa sạch dung dịch tẩy.
Vệ sinh tường gạch say khi xây

Vệ sinh tường gạch say khi xây, loại bỏ xi măng thừa trên bề mặt

Cách xây tường gạch đúng kỹ thuật với từng công đoạn

Biết cách xây tường gạch đúng kỹ thuật giúp các công đoạn được thực hiện một cách cẩn thận và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ đầu. Dưới đây là các kỹ thuật xây tường gạch bạn cần đảm bảo để tạo ra một tường gạch chắc chắn, đẹp mắt.

Định vị tường

  • Sử dụng các dụng cụ như dây chỉ hoặc dây chằng để đánh dấu vị trí cần xây tường gạch.
  • Đặt thước dọc theo dây chỉ và sử dụng mực nước để đánh dấu các điểm giao nhau trên tường.
  • Sử dụng thước và mực nước để xác định độ cao và nghiêng của tường.
  • Sử dụng thước vuông để đảm bảo rằng các góc của tường đều đúng 90 độ.
  • Xây 1 hàng gạch đầu tiên để định vị trước khi tiến hành xây dựng tường.

Khoan cấy râu trong trụ

  • Khoảng cách giữa các thanh râu không vượt quá 50cm và độ dài tối thiểu của râu nằm trong khoảng 50-60cm.
  • Thép râu thường là loại F6 hoặc F8 nhằm đảm bảo tính liên kết của tường với trụ và tránh tình trạng tách rời sau khi sử dụng.
Hình ảnh minh hoạ khoan cấy râu trong trụ

Cách xây tường gạch đúng kỹ thuật, khoảng cách giữa các thanh râu không vượt quá 50cm

Căng dây làn, dây lèo để xây tường thẳng

  • Xây gạch ở hai đầu tường để làm mốc căn chỉnh trước.
  • Sử dụng dây làn và dây lèo để đảm bảo rằng tường được xây thẳng theo cả phương ngang và phương dọc.

Quy cách xây tường gạch

  • Đối với tường xây 2 lớp, khi đến hàng thứ 5, cần xoay trục gạch thẻ để tái tạo mạch vữa và đảm bảo khối gạch chắc chắn.
  • Đối với tường xây 1 lớp, có chiều cao không quá 1,5m, bắt buộc có nẹp tường dày 8-10cm để đảm bảo tường không bị vênh và chắc chắn hơn (nẹp tường được đổ tại chỗ, thường sử dụng thép D8).
  • Khi xây góc tường phải có câu gạch, để đảm bảo sau khi tô tường ít bị nứt ở các vị trí này.
  • Khi xây đỉnh tường, nên sử dụng gạch thẻ và xây nghiêng góc 45-60 độ.
Quy cách xây tường gạch

Quy cách xây tường gạch chuẩn

Mạch vữa của tường gạch

  • Các viên gạch được đặt so le với nhau, tức là các viên gạch trên sẽ nằm giữa hoặc tối thiểu 1/4 chiều dài viên gạch dưới để đảm bảo rằng các mạch không chồng lên nhau.
  • Các mạch vữa trong quá trình xây tường cần được đảm bảo kín, đều, độ dày từ 10-15mm theo cách xây tường gạch đúng kỹ thuật.
Các mạch vữa của tường gạch phải đều nhau

Các mạch vữa của tường gạch phải đều nhau

Kỹ thuật xây tường gạch tại vị trí lỗ cửa

Để đảm bảo vị trí vách tiếp giáp với lỗ cửa có đủ khả năng chịu lực và thuận lợi cho việc lắp đặt cửa sau này, cần phải có một giải pháp thiết kế hợp lý. Cạnh cửa nên được xây gạch thẻ hoặc đổ bê tông toàn khối để đáp ứng các yêu cầu về kết cấu và lắp đặt của cửa.

Kỹ thuật xây tường gạch tại vị trí có lanh tô cửa

Lanh tô có chiều dài tối thiểu từ 20 đến 60cm và phải vượt qua vị trí ô cửa. Có thể đúc sẵn hoặc đúc tại chỗ, nhưng phải đảm bảo kích thước và các yêu cầu kỹ thuật.

Kỹ thuật xây tường gạch tại vị trí có lanh tô cửa

Kỹ thuật xây tường gạch tại vị trí có lanh tô cửa, lanh tô có chiều dài tối thiểu từ 20 đến 60cm

Bảo dưỡng tường gạch sau khi xây

Sau khi xây tường xong, bảo dưỡng tường bằng cách tưới ẩm liên tục trong ít nhất 3 ngày liên tiếp. Để đảm bảo rằng tường gạch đủ nước trong quá trình thủy hóa của xi măng.

Chỉ tiêu đánh giá tường gạch xây dựng đúng kỹ thuật

Chỉ tiêu về đánh giá vật liệu

Cần đảm bảo các yếu tố sau trong chỉ tiêu đánh giá vật liệu xây dựng:

  • Gạch sử dụng cho việc xây tường cần đạt độ cứng cao, không có rạn nứt và phải được chứng nhận chất lượng từ các cơ sở chuyên môn. Hai loại gạch phổ biến là gạch thẻ và gạch 4 lỗ.
  • Sử dụng xi măng đúng hạn sử dụng và được bảo quản theo tiêu chuẩn.
  • Cát xây dựng cần phải sạch và không lẫn tạp chất, phải đạt tiêu chuẩn để sử dụng trong quá trình pha chế vữa. Loại bỏ tạp chất trước khi sử dụng để đảm bảo cát sạch khi sử dụng.

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng khối xây tường gạch đúng kỹ thuật

Cần đảm bảo các yếu tố sau trong chỉ tiêu đánh giá chất lượng khối xây tường gạch đúng kỹ thuật:

  • Đảm bảo xây tường gạch đúng vị trí, hình dáng, và kích thước theo bản thiết kế.
  • Khối xây cần phải đặc chắc, mạch vữa kín và được miết gọn.
  • Các lớp gạch phải thẳng hàng, ngang bằng.
  • Khối xây cần phải đứng thẳng, bề mặt phẳng, không có vữa bẩn dính.
  • Góc cạnh của khối xây phải tuân theo thiết kế.
Chỉ tiêu đánh giá tường gạch xây dựng đúng kỹ thuật

Cách xây tường gạch đúng kỹ thuật, chỉ tiêu đánh giá tường gạch xây dựng đúng kỹ thuật

Các loại gạch xây tường phổ biến

Có nhiều loại gạch xây tường với các chất liệu, kích thước và màu sắc đa dạng khác nhau được sử dụng trong xây dựng, mỗi loại đều có ưu điểm và ứng dụng riêng. Dưới đây là một số loại gạch xây tường phổ biến mà EnHome muốn giới thiệu cho bạn.

Gạch đỏ xây tường

Gạch đỏ xây tường là một loại gạch có màu đỏ hoặc có các sắc thái đỏ. Gạch đỏ được sản xuất từ đất sét đỏ tự nhiên hoặc thông qua quá trình chế tạo bằng cách nung đất sét đỏ ở nhiệt độ cao. Gạch đỏ xây tường có tính bền cao và chống thấm tốt.

Gạch đỏ xây tường

Gạch đỏ là loại gạch xây tường phổ biến nhất

Gạch block xây tường rào

Gạch block xây tường rào là loại gạch không nung, gạch xi măng xây tường. Gạch được tạo ra bằng công nghệ rung định hình của máy ép thủy lực. Ưu điểm của gạch block xây tường là độ bền cao, khả năng cách âm hiệu quả, cách nhiệt tốt và thân thiện với môi trường,… Gạch block thường được sử dụng làm gạch xây tường rào.

Gạch block xây tường rào

Xây tường rào bằng gạch block, gạch block xây tường rào có nhiều ưu điểm

Gạch taplo xây tường rào

Gạch taplo xây tường rào, còn được biết đến như gạch không nung hoặc gạch xi măng. So với các loại gạch đỏ truyền thống, gạch xi măng xây tường rào có khả năng thích nghi tốt hơn với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đặc biệt, gạch có độ bền cao, khả năng bám vữa tốt, từ đó giúp tiết kiệm chi phí vữa. Đây cũng là loại gạch xây tường rào thông dụng.

Gạch taplo xây tường rào

Gạch taplo xây tường rào, gạch xi măng xây tường, gạch xây tường rào thông dụng

Xây tường gạch thẻ không tô

Gạch thẻ không tô là một loại gạch ceramic, được gọi là gạch thẻ không tô là vì bề mặt của gạch không cần tô mà phải giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên của chất liệu ceramic. Loại gạch này thường có vẻ ngoài mịn màng và bóng nhẹ, thích hợp cho nhiều thiết kế nội thất khác nhau. Xây tường gạch thẻ không tô mang đến nhiều ưu điểm về thẩm mỹ.

xây tường gạch thẻ không tô

Xây tường gạch thẻ không tô, nhà được xây từ gạch thẻ không tô

Xem thêm: Công ty thi công phần thô và hoàn thiện Đà Nẵng uy tín.

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã nắm được cách xây tường gạch đúng kỹ thuật. Việc thực hiện đúng các kỹ thuật xây tường gạch sẽ giúp đảm bảo mỹ quan của tường gạch, tạo nên một công trình xây dựng chất lượng và bền vững. Theo dõi EnHome để biết thêm nhiều kiến thức xây dựng bổ ích nhé!