Cột là cấu kiện quan trọng, chịu tải trọng từ công trình xuống nền móng. Thi công cột đúng kỹ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ và tuân thủ các bước từ định vị, lắp cốt thép, đổ bê tông đến tháo coppha và bảo dưỡng. Mỗi giai đoạn đều cần đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu về kết cấu và thẩm mỹ, giúp công trình bền vững và an toàn. Cùng EnHome tham khảo những công đoạn quan trọng khi thi công cột chuẩn ngay sau đây.

Giai đoạn 1: Định vị cột

Đây là công đoạn đầu tiên khi thi công cột đúng kỹ thuật. Việc định vị cột đóng vai trò quan trọng để đảm bảo cột được lắp đặt chính xác, thẳng trục và đạt yêu cầu kỹ thuật.

Xác định vị trí tim trục cột

Vị trí tim trục cần xác định đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Sử dụng bản vẽ thiết kế: Kiểm tra vị trí trục tim cột dựa trên các bản vẽ thi công. Các cột phải được đặt đúng trục để đảm bảo kết cấu toàn bộ công trình không bị lệch.
  • Dùng máy móc đo đạc: Máy toàn đạc hoặc máy kinh vĩ được sử dụng để đo chính xác tim trục của các cột. Thước thép và dây căng mực dùng để căn chỉnh khoảng cách giữa các cột trên cùng một trục.
  • Đánh dấu vị trí tim: Sau khi đo, đánh dấu bằng đinh, sơn hoặc dây mực tại chỗ đặt cột để tránh sai lệch khi thi công.
xác định vị trí tim cột

Xác định vị trí tim trục đảm bảo chính xác, đặt đúng trục để đảm bảo kết cấu toàn bộ công trình không bị lệch.

Vệ sinh thép chờ chân cột

Đây cũng là bước quan trọng không nên bỏ qua sau khi đã xác định vị trí tim trục:

  • Loại bỏ rỉ sét và bụi bẩn: Sử dụng bàn chải sắt, máy mài hoặc máy phun cát để làm sạch lớp gỉ, bụi bám trên thép.
  • Lau sạch dầu mỡ: Dùng khăn khô hoặc dung môi chuyên dụng để làm sạch các vết dầu mỡ, đảm bảo thép không bị giảm khả năng liên kết với bê tông.
  • Kiểm tra thẳng hàng và độ dài của thép chờ: Đảm bảo các thanh thép chờ thẳng, không bị biến dạng trong quá trình thi công móng và đạt chiều dài yêu cầu để liên kết với cốt thép cột.
Vệ sinh thép chờ chân cột

Vệ sinh thép chờ chân cột đảm bảo các thanh thép chờ thẳng, không bị biến dạng trong quá trình thi công móng

Yêu cầu cốt thép thi công

Khi thi công cột đúng kỹ thuật, một số yêu cầu bạn nên hiểu và làm đúng khi lựa chọn cốt thép như sau:

  • Đúng số liệu và chủng loại: Sử dụng đúng loại thép (thường là thép SD295, SD390 hoặc SD490) theo quy định trong bản vẽ thiết kế.
  • Đường kính và kích thước: Đảm bảo đường kính cốt thép đúng tiêu chuẩn (ví dụ: Φ16, Φ20, Φ25…) và lắp đặt đúng vị trí đã quy định. Đảm bảo đường kính cốt thép đúng tiêu chuẩn (ví dụ: Φ16, Φ20, Φ25…) và lắp đặt.
  • Kiểm tra độ sạch: Thép phải sạch, không có lớp bùn đất, dầu mỡ hay các tạp chất bám trên bề mặt. Không sử dụng thép bị han gỉ nặng hoặc có dấu hiệu ăn mòn, vì sẽ ảnh hưởng đến độ bền của công trình.
  • Đảm bảo chất lượng thép: Nếu cần thiết, tiến hành kiểm tra và thí nghiệm cốt thép theo yêu cầu của giám sát hoặc chủ đầu tư để đảm bảo chất lượng trước khi thi công.

Giai đoạn 2: Lắp dựng cốt thép

Xác định chiều cao cột và gia công sắt đúng kích thước

  • Kiểm tra chiều cao cột theo bản vẽ thiết kế (BVTC):

Dùng bản vẽ kết cấu để xác định chiều cao từng cột cho các tầng, đảm bảo không xảy ra sai lệch kích thước. Với cột nhiều tầng, mỗi đoạn cột phải được tính toán chính xác để lắp đặt đúng vị trí và chiều cao quy định.

  • Gia công thép đúng kích thước:

Cốt thép (cả thép dọc và thép đai) cần được gia công theo đúng chiều dài, đường kính và chủng loại đã chỉ định trong BVTC. Các thanh thép thẳng, không cong vênh hay biến dạng sau khi gia công. Nếu cột quá dài, tiến hành cắt thép và nối theo đúng quy định để đảm bảo liên kết tốt nhất.

Xác định chiều cao cột và gia công sắt đúng kích thước

Xác định chiều cao cột và gia công sắt đúng kích thước đảm bảo liên kết tốt nhất

Đảm bảo chiều dài đoạn nối thép cột đúng tiêu chuẩn (30D)

Thi công cột đúng kỹ thuật sẽ phải đảm bảo chiều dài đoạn nối như sau:

  • 30D là tiêu chuẩn chiều dài nối thép (với D là đường kính của thanh thép). Ví dụ: Nếu thép có đường kính Φ20, thì chiều dài đoạn nối sẽ là 30 × 20 = 600mm.
  • Đoạn nối phải được bố trí sole giữa các thanh thép để tránh tập trung ứng suất vào cùng một chỗ, gây yếu cho cột.
  • Khi nối, cần đảm bảo mặt cắt tiếp xúc của các thanh thép sát nhau và không có khe hở.

Bố trí và lắp đặt đai cột theo đúng quy định bản vẽ thiết kế (BVTC)

Khi bố trí và lắp đặt đai cột, đai thép được lắp đúng khoảng cách theo BVTC, thường dày hơn ở các khu vực chịu lực lớn (ví dụ: Chân cột và đầu cột) và thưa hơn ở giữa thân cột. Ví dụ: 20cm ở giữa cột và 10cm tại đầu hoặc chân cột, tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế. Đai thường sử dụng thép Φ6, Φ8 hoặc Φ10, tùy thuộc vào thiết kế. Đai phải được buộc chặt vào thép dọc bằng dây thép buộc, đảm bảo không bị xô lệch trong quá trình đổ bê tông.

Kiểm tra và đảm bảo an toàn cho hệ cốt thép đã lắp đặt

Khi đã hoàn thiện xong giai đoạn bố trí và lắp đặt đai cột, tiến hành kiểm tra hệ cốt thép.

  • Kiểm tra độ thẳng và vị trí cốt thép dọc: Cốt thép phải được lắp dựng thẳng, đúng tim trục đã định vị, không cong hoặc bị lệch.
  • Buộc chặt hệ đai và thép dọc: Các điểm buộc dây phải chắc chắn, không được lỏng lẻo để tránh dịch chuyển trong quá trình thi công.
  • Đặt các kê thép (con kê): Sử dụng các con kê nhựa hoặc bê tông tại các vị trí cần thiết để đảm bảo khoảng hở đều cho lớp bê tông bảo vệ (thường là 2-3cm). Điều này giúp tránh tình trạng thép bị lộ ra ngoài bề mặt bê tông, gây han gỉ và ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Giai đoạn 3: Lắp dựng coppha

Kiểm tra vị trí, kích thước và bề mặt ván khuôn

  • Vị trí và kích thước: So sánh vị trí và kích thước coppha với bản vẽ thiết kế (BVTC) để đảm bảo coppha lắp đúng tim trục và kích thước của cột.
  • Bề mặt coppha:

Coppha cần được vệ sinh sạch sẽ, không dính bùn đất, dầu mỡ hay các tạp chất. Nếu coppha làm bằng gỗ, cần kiểm tra không bị nứt, cong vênh, hoặc thấm nước. Còn nếu sử dụng coppha thép, đảm bảo bề mặt không gỉ sét và nhẵn bóng để tháo dễ dàng. Nên quét một lớp dầu chống dính lên bề mặt để thuận tiện khi tháo dỡ sau đổ bê tông.

một số cấu trúc kim loại

Kiểm tra vị trí, kích thước và bề mặt ván khuôn đảm bảo bề mặt không gỉ sét và nhẵn bóng để tháo dễ dàng

Xác định coste cột để ghép coppha hợp lý

Coste cột là cao độ hoàn thiện của sàn hoặc kết cấu chịu lực liên quan mà cột kết nối. Để xác định coste cột để ghép coppha hợp lý, cần áp dụng các căn chỉnh như sau:

Căn chỉnh coppha:

  • Lắp ghép coppha dựa trên chiều cao coste cột để đảm bảo sau khi đổ bê tông, chiều cao cột không bị sai lệch.
  • Phải đảm bảo coppha được lắp kín khít, không để hở mối ghép, tránh hiện tượng bê tông rò rỉ trong quá trình đổ.
một người đàn ông cầm một viên gạch

Xác định coste cột để ghép coppha hợp lý, tránh bê tông bị rò rỉ trong quá trình đổ

Kiểm tra và điều chỉnh độ thẳng đứng của coppha bằng dây dọi hoặc máy laser

Dây dọi:

  • Sử dụng dây dọi để kiểm tra và đảm bảo coppha được lắp đúng tim trục và thẳng đứng.
  • Kiểm tra từ nhiều góc để tránh coppha bị nghiêng, gây lệch cột.

Máy laser:

  • Trong các công trình lớn, máy laser hoặc máy thủy bình được sử dụng để kiểm tra chính xác độ thẳng và cao độ coppha.
  • Điều chỉnh coppha ngay nếu phát hiện sai lệch để tránh ảnh hưởng đến kết cấu cột.

Lót bạt hoặc xốp nhà bên

Trường hợp thi công sát nhà liền kề:

  • Để tránh ảnh hưởng đến tường nhà bên cạnh trong quá trình đổ bê tông, cần lót bạt hoặc xốp giữa hai bề mặt để giảm thiểu va đập và thấm nước.
  • Việc này cũng hạn chế bê tông văng bẩn hoặc nứt tường nhà bên khi thi công.
một công trường xây dựng

Lót bạt hoặc xốp nhà bên để hạn chế bê tông văng bẩn

Định vị và cố định coppha bằng cây chống xiên hoặc chống ngang

Cây chống xiên hoặc ngang:

  • Dùng các cây chống xiên để giữ coppha ổn định và chống lại lực tác động ngang trong quá trình đổ bê tông.
  • Thanh chống ngang được sử dụng để đảm bảo coppha không bị xô lệch, giúp giữ vững kết cấu trong quá trình thi công.

Gia cố tại các điểm dễ biến dạng: Tăng cường chống đỡ tại các khu vực như chân và đầu cột, nơi dễ chịu áp lực lớn.

một người đàn ông làm việc ở công trường xây dựng

Định vị và cố định coppha bằng cây chống xiên hoặc chống ngang đảm bảo coppha không bị xô lệch

Lắp đặt coppha cột sử dụng tyren và gông

Sử dụng Tyren:

  • Là thanh ren được luồn qua coppha, giúp cố định chắc chắn hai bên coppha.
  • Sau khi đổ và tháo coppha, tyren được tháo ra, đảm bảo tiết kiệm và tái sử dụng trong các công trình khác.

Khoảng cách gông:

  • Gông là các thanh thép hoặc đai ngoài để giữ coppha không bị phình ra trong quá trình đổ bê tông.
  • Khoảng cách giữa các gông phụ thuộc vào kích thước cột:
  • Với cột nhỏ (40x40cm trở xuống), khoảng cách gông là 50-60cm.
  • Với cột lớn hơn, khoảng cách có thể giảm xuống còn 30-40cm để đảm bảo độ cứng vững.
một nhóm người đàn ông làm việc trên công trường xây dựng

Lắp đặt coppha cột sử dụng tyren và gông đảm bảo độ cứng vững

Giai đoạn 4: Đổ bê tông cột

Đổ bê tông cột là giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng chịu lực của cột.

Bổ sung bổ trụ kẹp tường theo chiều cao tường

  • Bổ trụ kẹp tường giúp đảm bảo độ ổn định cho kết cấu tường, nhất là những tường mỏng.
  • Đối với tường dày 200mm hoặc 150mm thì bổ trụ kẹp tường nếu chiều cao tường vượt quá 5m.
  • Đối với tường dày 100mm thì bổ trụ khi chiều cao tường vượt quá 4m.
  • Trụ kẹp giúp chống lại lực đẩy ngang của bê tông khi đổ, ngăn tường bị nứt hoặc lệch trong quá trình thi công.
một công trường xây dựng với một bức tường gạch và một bức tường gạch

Bổ sung bổ trụ kẹp tường theo chiều cao tường giúp chống lực đẩy ngang của bê tông khi đổ

Vệ sinh và tưới chất dính bám tại chân cột

Sau khi đã bổ sung trụ kẹp tường theo chiều cao tường thì phải vệ sinh, tưới chất dính bám tại chân cột.

  • Vệ sinh bề mặt thép chờ và chân cột: Loại bỏ bụi bẩn, bê tông cũ còn sót trên bề mặt.
  • Tưới hồ dầu hoặc latex: Sử dụng hồ dầu (xi măng trộn nước loãng) hoặc latex (chất phụ gia tạo liên kết) để tăng độ bám dính giữa bê tông mới và bề mặt cũ. Lớp hồ dầu hoặc latex sẽ ngăn tình trạng tách lớp tại chân cột, giúp bê tông kết dính tốt hơn.
vệ sinh tưới nước chân cột

Vệ sinh và tưới chất dính bám tại chân cột ngăn tình trạng tách lớp tại chân cột

Đổ bê tông cột và kiểm soát chiều cao đổ

Xác định và làm dấu chiều cao đổ bê tông:

  • Dùng dây mực hoặc bút đánh dấu trên coppha để xác định chính xác chiều cao bê tông cần đổ, tránh sai lệch.
  • Đánh dấu giúp tránh việc đổ thiếu hoặc thừa, gây sai lệch kết cấu.
  • Kiểm tra lượng bê tông cần thiết, chuẩn bị đủ bê tông để đổ liên tục, tránh gián đoạn gây hiện tượng rỗ mặt hoặc nứt khối bê tông.
đảm bảo khi đổ bê tông

Xác định và làm dấu chiều cao đổ bê tông tránh hiện tượng rỗ mặt hoặc nứt bê tông

Lưu ý khi đổ bê tông để tránh phân tầng

Để đảm bảo cho quá trính thi công cột diễn ra đảm bảo, an toàn và đạt chuẩn chất lượng cột công trình, cần lưu ý những điều sau đây:

Chiều cao rơi tự do bê tông không vượt quá 1.5-2m:

  • Nếu chiều cao rơi quá lớn, các hạt cốt liệu (đá, cát) có thể tách rời, gây hiện tượng phân tầng trong khối bê tông.
  • Nếu cần đổ từ độ cao lớn, sử dụng ống vòi voi hoặc máng trượt để dẫn bê tông xuống từ từ.

Đổ bê tông liên tục và đầm từng lớp 40-50cm:

  • Sau khi đổ từng lớp, dùng đầm rung để làm đặc bê tông, tránh bọt khí.
  • Không đầm quá lâu để tránh hiện tượng bê tông chảy nhão và không làm xê dịch cốt thép trong quá trình đầm.
lưu ý khi đổ bê tông cột

Đổ bê tông liên tục và đầm từng lớp 40-50cm, tránh bê tông chảy nhão, xê dịch cốt thép

Xác định và cắm thép râu cho tường xây

  • Vị trí cắm thép râu: Dựa theo bản vẽ thiết kế, xác định chính xác các điểm cần cắm thép râu (thường tại nơi cột kết nối với tường).
  • Loại và khoảng cách thép râu: Thép râu thường dùng sắt Φ6, khoảng cách giữa các thanh thép râu là 40-50cm để đảm bảo tường và cột liên kết chắc chắn.
cắm râu thép cho tường xây

Xác định và cắm thép râu cho tường xây đảm bảo đúng kỹ thuật

Kết hợp gõ búa để tránh rổ mặt bê tông tại chân cột

Gõ búa thường xuyên vào coppha tại chân cột trong quá trình đổ giúp bê tông lèn chặt, loại bỏ bọt khí và tránh hiện tượng rổ bê tông (khu vực bê tông bị rỗng hoặc không đặc). Nên kết hợp với việc đầm rung nhẹ tại khu vực chân cột để tăng độ đặc chắc cho bê tông.

gõ búa thường xuyên ở chân cột

Kết hợp gõ búa để tránh rổ mặt bê tông tại chân cột tăng tốc độ đặc chắc cho bê tông

Kiểm tra độ thẳng đứng cột sau khi đổ bê tông

Sau khi đổ xong, dùng máy laser để kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột, đảm bảo cột không bị nghiêng lệch. Nếu phát hiện sai lệch, cần điều chỉnh kịp thời bằng các cây chống hoặc thanh giằng trước khi bê tông đông kết hoàn toàn.

Tháo coppha và bảo dưỡng

Thời điểm tháo coppha cột

Thời gian tháo coppha là sau 24 giờ kể từ khi hoàn thành đổ bê tông (điều kiện thời tiết bình thường, nhiệt độ khoảng 20-30°C). Nếu thời tiết lạnh hoặc có độ ẩm cao, có thể kéo dài thêm thời gian tháo để đảm bảo bê tông đạt đủ cường độ cần thiết.

tháo coppha sau 24h

Tháo coppha sau 24 giờ kể từ khi hoàn thành đổ bê tông, đảm bảo bê tông đạt đủ cường độ cần thiết

Tháo dỡ coppha cẩn thận, tránh làm sứt mẻ cấu kiện

Phương pháp tháo dỡ là tháo từng phần coppha theo thứ tự từ trên xuống dưới, không giật mạnh để tránh làm hỏng bề mặt bê tông. Dùng dụng cụ phù hợp như búa cao su, kìm hoặc thanh nạy để tháo dễ dàng, hạn chế gây nứt hoặc sứt mẻ cấu kiện.

Nếu phát hiện vết sứt mẻ nhỏ, cần trám vá ngay bằng vữa xi măng. Đối với các lỗi lớn hơn, cần xem xét kỹ để có biện pháp xử lý phù hợp trước khi nghiệm thu.

Kiểm tra độ thẳng đứng của cột bằng máy laser

Dùng máy laser hoặc dây dọi để kiểm tra độ thẳng trục của cột, đảm bảo độ nghiêng không quá 5mm trên toàn chiều cao cột. Đồng thời kiểm tra từ nhiều góc khác nhau để đảm bảo kết quả chính xác. Nếu phát hiện cột nghiêng quá mức cho phép, phải đập bỏ và thi công lại để đảm bảo kết cấu không bị ảnh hưởng.

tháo coppha và bảo dưỡng

Kiểm tra độ thẳng đứng của cột bằng máy laser đảm bảo kết cấu không bị ảnh hưởng

Tưới nước bảo dưỡng bê tông liên tục trong 2-4 ngày

Dùng vòi phun hoặc bình tưới để giữ ẩm bề mặt cột, giúp bê tông đạt cường độ và tránh nứt bề mặt để tưới nước bảo dưỡng ngay sau khi tháo coppha.

Tần suất tưới nước:

  • Mùa nắng: Tưới nước thường xuyên (2-3 giờ/lần) để giữ độ ẩm cho bề mặt.
  • Mùa mưa: Giảm tần suất tưới, nhưng vẫn cần kiểm tra để đảm bảo bê tông không bị khô.

Thời gian bảo dưỡng: Tưới nước liên tục trong 2-4 ngày, tùy theo điều kiện thời tiết. Trong các dự án quan trọng, thời gian bảo dưỡng có thể kéo dài hơn để đảm bảo chất lượng.

tưới nước bảo dưỡng coppha

Tưới nước bảo dưỡng bê tông liên tục trong 2-4 ngày

Lưu ý an toàn và vệ sinh sau tháo dỡ

  • Vệ sinh coppha: Sau khi tháo, cần vệ sinh coppha sạch sẽ để tái sử dụng cho các công đoạn khác.
  • An toàn trong tháo dỡ: Công nhân cần mang đồ bảo hộ (găng tay, mũ bảo hiểm) để đảm bảo an toàn. Kiểm tra khu vực xung quanh trước khi tháo để tránh va chạm với các cấu kiện khác hoặc người thi công.

Thi công cột đúng kỹ thuật là yếu tố then chốt đảm bảo tính an toàn và bền vững cho công trình. Từng công đoạn, từ định vị, lắp dựng cốt thép, lắp coppha, đổ bê tông đến tháo coppha và bảo dưỡng, đều phải được thực hiện chính xác và cẩn thận. Việc tuân thủ quy trình không chỉ giúp cột đạt yêu cầu về kết cấu và thẩm mỹ mà còn ngăn ngừa các sai sót, góp phần nâng cao chất lượng tổng thể cho công trình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Xem thêm: