Để có một căn nhà vững vàng đi qua giông bão thì nó cần có một hệ thống móng nhà thật chắc chắn, bạn đã thực sự biết hết về các loại móng nhà cung như phong thủy để làm nhà chưa ? Hãy cùng EnHome tìm hiểu về bài viết dưới đây để nắm được thông tin về lĩnh vực này chắc chắn hơn nhé!
Móng nhà là gì?
Móng nhà hay còn gọi là Móng nền – Đây là hạng mục có kết cấu kỹ thuật được thi công và thiết kế, bằng chất liệu cốt thép, bê tông. Móng nhà được thi công nằm ở vị trí cuối cùng của một công trình như: Biệt thự, nhà phố, nhà vườn, tòa nhà chung cư, nhà cao tầng… Vì vậy Móng nhà là một hạng mục quan trọng nhất trong một ngôi nhà giúp chống đỡ trực tiếp tải trọng, lực đỡ toàn công trình nhà. Chính vì vậy, Móng Nhà phải đảm bảo được sự bền vững, chắc chắn, an toàn tuyệt đối.
Xem thêm: So sánh móng băng và móng bè TẠI ĐÂY!
Top 4 loại móng nhà phổ biến hiện nay
Dựa vào quy mô của công trình, người ta có thể lựa chọn phương pháp thi công móng nhà phù hợp. Đó là sử dụng móng nông gồm 4 loại: móng băng, móng đơn, móng bè và móng cọc.
Móng đơn
Móng đơn là loại móng có chi phí thi công ít tốn chi phí nhất và tiết kiệm nhất trong các loại móng. Tác dụng chịu lực của móng đơn của nó phục thuộc vào mác bê tông hoặc thành phần cấu tạo. Móng đơn được sử dụng phía dưới chân của cột sảnh, cột nhà, mố trụ…
Móng đơn nằm riêng lẻ trên mặt đất. Hình dạng của chúng có thể là hình chữ nhật, hình vuông, hình tám cạnh và hình tròn… Móng đơn giới hạn chịu lực ở mức vừa và trung bình, thường được dùng khi sửa chữa cải tạo căn nhà nhỏ.
Móng băng
Đây là loại móng thường được dùng phổ biến ở các công trình dân dụng. Bởi vì chúng dễ dàng thi công và giá thành chỉ ở mức vừa phải. Đồng thời khả năng chịu lún, chịu lực của móng khá đồng đều.
Hình dạng của móng là dạng dải dài, giao cắt tạo hình ô bàn cờ, liên kết với nhau chạy theo chân tường song song. Đối với nền đất yếu, dễ lún không đều ngoài việc dầm chặt đất thì còn phải bố trí các khe lún chạy từ móng lên tới tường để chắn mái.
Nên dùng móng băng khi chiều rộng móng nằm trong khoảng tầm dưới 1,5m. Nếu lớn hơn 1,5m thì sử dụng các loại móng khác, như móng bè để xây dựng nhà. Chú ý đến cấu tạo móng băng làm nhà không hợp lý thì có thể gây ra hiện tượng lệch, lún nhiều hơn dùng móng đơn.
Móng bè
Móng này là móng bản hoặc móng toàn diện. Cũng là một trong ba loại móng nông và được dùng ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén thấp. Móng bè cũng có thể được dùng khi có yêu cầu riêng như: Dưới toàn bộ nhà có tầng hầm, kho, nhà vệ sinh, bể chứa nữa, hồ bơi… hoặc nhà cao tầng có kết cấu lún lệch
Kết cấu móng bè trải rộng trên toàn bộ diện tích xây dựng của công trình. Ưu điểm: Tác dụng phân bố tải trọng đồng đều lên nền đất giúp giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều.
Xem thêm: Móng đơn nhà 2 tầng, chi tiết https://enhome.vn/mong-don-nha-2-tang/
Móng cọc
Móng cọc là phương pháp thi công móng cọc xuống tầng lớp đất sâu. Tải trọng của công trình sẽ được truyền xuống tận lớp đất sâu, sỏi đá cứng nằm ở dưới sâu. Cấu tạo móng gồm 2 phần là đài cọc và cọc. Phần cọc có thể đóng xuống, hạ những cây cọc cỡ lớn xuống sâu. Nhờ vậy mà làm tăng khả năng chịu lực lớn cho móng của công trình.
Cọc tràm, cọc tre, ở Việt Nam được sử dụng từ rất lâu đời như một biện pháp cố định nền đất dưới móng nhà. Ngày nay thì cọc bê tông cốt thép đã dần thay thế cọc tre và cọc tràm. Cột bê tông là các loại được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất. Thi công móng cọc có khả năng chịu tải cực tốt và nhanh gọn. Tuy nhiên cũng cần trang thiết bị hiện đại và cần kỹ thuật cao.
Phong thủy móng nhà
Phong thuỷ móng nhà vẫn luôn là điều được nhiều gia chủ quan tâm nhất. Đặc biệt là ngày đổ móng, việc lựa chọn ngày đổ móng tốt hợp với gia chủ là cực kỳ quan trọng
Phong thủy móng nhà – Ngày đổ móng nhà phải là ngày tốt
Khi đổ móng nhà, gia chủ cần phải chọn được ngày tốt. Nghĩa là vào ngày đó các sao tốt chiếu cho công việc đào móng của bạn. Bởi nếu chọn được sao tốt thì mọi sự luôn được may mắn và thuận lợi sẽ không gặp trắc trở gì. Dưới đây là ngôi sao tốt nhất để bạn chọn ngày đào móng nhà:
- Sao Nguyệt Không: Đào móng nhà, khai trương, thuận lợi khi thực hiện khởi công xây dựng.
- Sao Nguyệt Tài: Lắp cửa, tốt cho việc động thổ, khai trương.
- Sao Thiên Phúc: Thuận lợi cho việc, chăn nuôi, nhập trạch, động thổ.
- Sao Sinh Khí: Tốt cho việc nhập trạch, động thổ, sửa chữa nhà cửa.
- Sao Dịch Nhật: Tốt cho việc sửa chữa nhà cửa, đào móng nhà, nhập trạch.
Cập nhật:
- Kiến thức kiến trúc hay và hữu ích TẠI ĐÂY
Phong thủy móng nhà – Ngày đổ móng nhà không được xung tuổi của gia chủ
Trong việc xem ngày đổ móng thì trước khi chọn hợp với tuổi của gia chủ, ngày tốt nhất. Thì bạn cần tránh lấy những ngày xung khắc với tuổi của người làm chủ gia đình. Nếu trúng vào ngày kiêng kỵ có thể khiến việc xây dựng gặp trục trặc, không thuận lợi hoặc cuộc sống gia đình trong nhà mới sẽ không yên. Người ta căn cứ vào quy luật Ngũ hành + Địa can + Thiên chi để xem ngày xấu tốt.
Ngũ hành ngày tốt đổ móng không được xung với tuổi của gia chủ
Yếu tố đầu tiên bạn cần xem trong việc xem ngày đổ móng chính là căn cứ vào quy luật ngũ hành của ngày với tuổi của gia chủ xem là xung khắc hay hợp. Để tránh trường hợp phạm phải những ngày xung khắc với tuổi, thì bạn cần dựa vào ngũ hành tương khắc sau: Thổ khắc Thủy, Mộc khắc Thổ, Hỏa khắc Kim, Thủy khắc Hỏa. Bạn hệ gì thì nên so sánh với quy luật ngũ hành tương khắc để chọn cho chính xác để làm móng nhà nhé.
Xem thêm:
Kết luận
Như vậy, ở bài viết phía trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại móng nhà cũng như các kiến thức về phong thủy để có được một ngôi nhà mới bền vững và an toàn thì móng nhà cần kiên cố, vững chắc. Trong thiết kế và xây dựng nhà, thì phải luôn chú trọng đến yếu tố móng. Hy vọng, bạn đọc có thể thu thập được những điều bổ ích từ nội dung bài viết này.