Hiện nay, nhiều gia chủ lựa chọn thiết kế mái bằng cho nhà của mình, bởi loại mái này mang lại nhiều ưu điểm về mặt thẩm mỹ, độ bền cao,… Tuy nhiên, mái bằng còn có nhược điểm lớn là rất nóng vào mùa hè. Để giải quyết vấn đề này, EnHome tổng hợp những kinh nghiệm chống nóng cho nhà mái bằng đơn giản và tiết kiệm chi phí.
Vì sao bạn cần chống nóng cho nhà mái bằng?
Nhà ở được xây dựng mái bằng đang trở thành xu hướng trong thiết kế nhà phố, biệt thự. Mái bằng do được thiết kế nằm ngang, thường bị ảnh hưởng trực tiếp từ nhiệt mặt trời, làm cho ngôi nhà nóng hơn. Ngoài ra, nếu quá nóng cũng gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Do đó, việc chống nóng cho nhà thiết kế mái bằng là điều cần thiết, tạo sự thoải mái, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ kết cấu nhà cửa.
Kinh nghiệm chống nóng cho nhà mái bằng đơn giản và tiết kiệm chi phí
Trong những ngày hè oi bức, việc giữ cho không gian sống mát mẻ và dễ chịu trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều gia đình. Với những ngôi nhà mái bằng, việc chống nóng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Từ việc tận dụng vật liệu sẵn có, đến áp dụng các biện pháp thiết kế sau, hoàn toàn có thể giúp ngôi nhà mái bằng của mình trở nên mát mẻ, thoải mái mà không tốn quá nhiều chi phí.
Giảm nhiệt trong nhà khi thi công trần thạch cao
Trần thạch cao là một lựa chọn phổ biến trong việc chống nóng cho thiết kế nội thất trong nhà mái bằng. Các tấm thạch cao được thiết kế đặc biệt với tính năng cách nhiệt tốt sẽ hạn chế sự truyền nhiệt từ mái vào bên trong nhà. Ngoài ra, trần thạch cao còn có thể kết hợp với hệ thống đèn chiếu sáng, giúp tăng cảm giác thoáng mát và tiện nghi cho không gian sống.
Sơn mái phản xạ nhiệt mặt trời
Sử dụng các loại sơn chống nóng, phản xạ nhiệt được sản xuất đặc biệt cho mái nhà là một giải pháp đơn giản mà hiệu quả. Những loại sơn này có khả năng phản xạ lại một phần lớn bức xạ nhiệt mặt trời, ngăn chặn sự truyền nhiệt vào bên trong. Hiện nay, có những loại sơn chống nóng của các hãng như Kova, Intek, InsuMax, Dulux Weathershield, được nhiều gia chủ tin tưởng và lựa chọn.
Lợp thêm mái che để hạn chế bức xạ nhiệt
Việc lợp thêm một lớp mái phụ, thường là mái che che phủ bên trên mái nhà chính, sẽ tạo ra lớp bảo vệ hiệu quả chống lại bức xạ nhiệt mặt trời. Loại mái phụ này có thể làm bằng các vật liệu như tôn, ngói,… giúp giảm nhiệt độ bên trong và làm tăng thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Ốp sàn bằng vật liệu gạch, đá chống nóng
Việc lát sàn bằng các loại gạch, đá ốp lát để chống nóng cho nhà mái bằng, giúp điều hòa nhiệt độ trong nhà hiệu quả hơn. Các loại vật liệu này thường có khả năng tích nhiệt thấp và có độ phản xạ ánh sáng mặt trời cao.
Trồng cây xanh trên mái nhà
Trồng các loại cây xanh quanh ngôi nhà, đặc biệt là trên và xung quanh mái nhà sẽ tạo ra lớp che chắn che phủ, hạn chế sự chiếu xạ nhiệt trực tiếp vào mái và bức tường nhà. Cây xanh còn làm tăng độ ẩm không khí, góp phần điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, cách chống nóng cho nhà mái bằng này cung cấp đủ nước, có thể dẫn đến chi phí tăng thêm cho hệ thống tưới nước. Ngoài ra, nếu nhà không có một hệ thống chống thấm tốt, cũng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của ngôi nhà, gây ra các vấn đề như dột, nứt, hư hỏng trần nhà.
Sử dụng hệ thống phun sương tự nhiên
Quá trình phun sương trên mái nhà sẽ tạo ra một lớp hơi nước mát lạnh, góp phần làm giảm nhiệt độ bên trong ngôi nhà. Đây là một giải pháp chống nóng tự nhiên, tiết kiệm năng lượng. Hơn nữa, chi phí đầu tư cho máy phun sương cũng phải chăng và phù hợp với nhiều gia đình.
Quy trình thi công mái bằng chống nóng
Xây dựng một ngôi nhà mái bằng đòi hỏi một quy trình rõ ràng. Tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ đảm bảo ngôi nhà mái bằng của bạn có chất lượng tốt, bền vững và đáp ứng tốt các yêu cầu về tiện nghi, an toàn.
Bước 1. Công tác chuẩn bị thi công mái bằng
Việc chuẩn bị kỹ càng các công đoạn này sẽ góp phần đảm bảo chất lượng và độ bền cho kết cấu mái bê tông cốt thép. Những công việc cần chuẩn bị trước khi khi công như:
- Kiểm tra các khung coppha để đảm bảo chúng được lắp đặt chắc chắn, đúng vị trí và theo đúng kỹ thuật.
- Kiểm tra độ võng của sàn bê tông cốt thép tại các vị trí khác nhau.
- Kiểm tra kỹ lưỡng cốt thép, bao gồm loại thép, số lượng, vị trí lắp đặt, mật độ, chiều dài, các điểm nối và buộc thép.
- Chuẩn bị đầy đủ máy móc, thiết bị và nguồn nhân lực cần thiết.
- Tính toán và xác định chính xác diện tích, độ dốc của mái bằng bê tông cốt thép.
- Thực hiện vệ sinh sạch sẽ các khung coppha và cốt thép trước khi tiến hành đổ bê tông.
Bước 2. Thực hiện đổ sàn mái bê tông cốt thép
Khi đổ bê tông mái vào mùa hè với nhiệt độ trên 30 độ C, cần lưu ý một số điều sau:
- Đổ bê tông liên tục để đảm bảo tính liên kết chặt chẽ của bê tông. Chia mặt sàn mái thành các dải rộng 1-2m và đổ lần lượt từng dải.
- Sau khi đổ bê tông, nhân công sẽ tiến hành đầm và làm phẳng bề mặt. Khi bê tông đã bắt đầu khô, sẽ cần đầm lần thứ hai.
- Trong điều kiện nắng nóng, thời gian giữa hai lần đầm bê tông thường là khoảng 2 giờ. Còn nếu trời mát mẻ hơn, thời gian này có thể kéo dài lên tới 4 giờ.
Bước 3. Thực hiện chống thấm cho nhà mái bằng bê tông
Sau khi đổ bê tông mái xong, gia chủ có thể lựa chọn thêm một số giải pháp để tăng hiệu quả chống thấm, bảo vệ kết cấu mái và nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình:
- Lợp ngói
- Lợp tôn
- Sử dụng các lớp cách nhiệt, chống nóng
Qua bài viết trên, EnHome tổng hợp đến bạn đọc một số kinh nghiệm chống nóng cho nhà mái bằng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Hy vọng rằng, từ những kinh nghiệm này, giúp bạn sẽ biết cách giảm nhiệt cho ngôi nhà của mình. Từ đó, có thể mang đến một không gian sống mát mẻ và đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho từng thành viên trong gia đình!