Sau khi đã có hồ sơ bản vẽ xin phép xây dựng, hồ sơ bản vẽ thiết kế sơ bộ thì hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công là bộ hồ sơ cuối cùng hoàn chỉnh nhất, làm căn cứ để tiến hành thi công công trình. Vậy hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công nhà là gì? EnHome mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công là gì?

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công là tập hợp một số loại tài liệu thể hiện được các thông số kỹ thuật, các vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo của các hạng mục công trình phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng các công trình.

Một số khách hàng khi chưa có cơ hội tiếp xúc với hồ sơ thiết kế lần nào chỉ hình dung một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công gồm ảnh phối cảnh và các mặt bằng. Đó chỉ là một phần nhỏ trong tập hồ sơ thiết kế. Trên thực tế, một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công nhà ở giống như một tấm bản đồ giúp bạn đi đúng với định hướng thiết kế ban đầu, giúp bạn hoàn thiện quá trình chuẩn bị xây dựng một cách kỹ lưỡng và chi tiết nhất, để quá trình thi công sau này trở nên đơn giản hơn.

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công là gì?

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công là gì?

Cùng với chi tiết cấu tạo của các sản phẩm nội thất. Các số liệu được đề cập đến trong hồ sơ này phải đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn của pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng trong thi công công trình thực tế.

Hình thức hồ sơ

Hồ sơ khổ A3 hoặc A4 để thi công + 1 bộ A4 để lưu trữ.

Số lượng bộ hồ sơ

Khách hàng được cung cấp 02 bộ, công ty lưu lại 01 bộ (Khách hàng vui lòng kí vào hồ sơ lưu của công ty để đảm bảo hồ sơ lưu đã được hai bên kiểm duyệt).

Thành phần của 1 bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Phần Kiến trúc hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Trong bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, phần thiết kế kiến trúc sẽ giúp khách hàng nhìn thấy được cách thức bố trí mặt bằng thi công các công trình, thể hiện được đầy đủ công năng của các tầng. Bản vẽ thiết kế thi công giúp cho người xây dựng nhìn thấy được mặt đứng, mặt cắt, mặt bằng kĩ thuật thi công của các tầng. Bao gồm các phần như sau:

  • Phối cảnh ngoại thất công trình.
  • Mặt bằng trệt, các tầng, sân thượng, mái công trình.
  • Mặt đứng chính, mặt đứng bên công trình.
  • Mặt cắt chi tiết công trình.
  • Mặt bằng lát gạch các tầng.
  • Triển khai chi tiết mặt đứng, bồn hoa, balcon.
  • Triển khai chi tiết cầu thang, lan can, tay vịn.
  • Triển khai chi tiết hệ thống WC.
  • Triển khai chi tiết cổng, cửa đi, cửa sổ.
Bản vẻ phần kiến trúc hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Bản vẻ phần kiến trúc hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Phần Kết cấu hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Hồ sơ thiết kế kết cấu công trình thể hiện cấu tạo chi tiết của các bộ phận trong ngôi nhà như các hạng mục chính gồm:

  • Mặt bằng định vị, bố trí cọc (nếu có).
  • Mặt bằng định vị lưới cột, chi tiết cột.
  • Mặt bằng móng,dầm móng, móng bó nền.
  • Chi tiết móng, dầm móng.
  • Mặt bằng cấu kiện dầm sàn các tầng, mái.
  • Chi tiết cấu kiện dầm, sàn các tầng, mái.
  • Chi tiết kết cấu cầu thang.
  • Mặt bằng lanh tô các tầng.
Danh mục bản vẻ trong phần kết cấu

Danh mục bản vẻ trong phần kết cấu

Phần Điện, Nước hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Trong hồ sơ thiết kế kết cấu điện, nước sẽ cho thấy mạch điện cùng vị trí các đường dẫn nước, bao gồm những hạng mục như sau

  • Mặt bằng cấp điện động lực, ổ cắm, công tắc điện, điện chiếu sáng tại các tầng.
  • Mặt bằng bố trí và lắp đặt điều hòa.
  • Sơ đồ nguyên lý cấp điện nước tại sàn, công trình nhà,…
  • Mặt bằng bố trí về điện thoại, ti vi, Internet.
  • Mặt bằng bố trí bản vẽ chi tiết về hệ thống thu lôi, chống sét.
  • Thống kê về chi tiết và cấu tạo thiết bị đừng nước, điện nước…
Bản vẻ phần điện nước trong Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Bản vẻ phần điện nước trong Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Đơn vị xây nhà trọn gói Tam Kỳ uy tín

Phần Angten – Internet

  • Hệ thống điện thoại các tầng.
  • Hệ thống ăngten các tầng.
  • Hệ thống internet các tầng.
  • Các hệ thống kỹ thuật khác (nếu có).

Phần Nội thất hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Bộ hồ sơ thiết kế và bố trí nội thất cơ bản sẽ giúp các kiến trúc sư, chủ đầu tư hiểu được cách thức bố trí vị trí nội thất trong nhà mình, gồm gồm các mục chính như mặt bằng bố trí nội thất tại các tầng và mặt bằng của trần đèn, trang trí của các tầng.

  • Bản vẽ phối cảnh 3D nội thất các phòng trong công trình.
  • Thể hiện phương án bố trí, sắp xếp vật dụng hợp công năng.
  • Ghi chú ký hiệu tường, vách trang trí.
  • Ghi chú kích thước tổng quan vật dụng nội thất.
  • Thể hiện mặt bằng trần, mặt cắt chi tiết trần.
  • Thể hiện chi tiết vật liệu để ốp trần.
  • Kích thước, chi tiết đèn thắp sáng, đèn hắt trần, đèn trang trí.
  • Khai triển chi tiết tường, vách theo bản vẽ phối cảnh 3D.
  • Thể hiện chi tiết vật liệu, hình dáng, màu sắc các tường vách.
  • Mặt bằng cách thức bố trí nội thất chi tiết.
  • Bản vẽ chi tiết và bảng thống kê đồ nội thất.
Bản vẽ phối cảnh 3D nội thất phòng ngủ trong công trình.

Bản vẽ phối cảnh 3D nội thất phòng ngủ trong công trình.

Đọc thêm: Đơn vị xây nhà trọn gói tại Đồng Hới uy tín

Dự toán về hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Dự toán thiết kế giúp các kiến trúc sư, chủ đầu tư cùng đội ngũ thi công biết được chi phí, nguồn nguyên liệu của ngôi nhà bao gồm khái toán chi phí xây dựng, bảng tiền lượng.

Chi tiết của 1 bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Bản vẽ mặt bằng các tầng, mặt cắt, mặt đứng hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

  • Bản vẽ mặt bằng: Đây là bản vẽ thể hiện mặt cắt của các tầng nằm ngang cách nhau 1,2m trở lên. Nhìn vào bản vẽ này ta có thể thấy được cơ cấu chức năng của toàn bộ mặt bằng tầng đó. Vị trí công trình trên lô đất theo tỷ lệ 1/100 – 1/500.
Bản vẻ mặt bằng hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Bản vẻ mặt bằng hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

  • Bản vẽ mặt đứng: Bản vẽ này thể hiện hình chiếu bên ngoài được cắt  theo phương thẳng đứng để nhìn rõ được tổng thể chiều cao của ngôi nhà gồm 4 mặt đứng: Mặt sau, mặt trước, mặt trái và mặt phải. Thường được vẽ theo tỷ lệ 1/50 – 1/200
Bản vẻ mặt đứng hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Bản vẻ mặt đứng hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

  • Bản vẽ mặt cắt: Đây là bản vẽ có hình chiếu biểu diễn được cắt ra từ mặt đứng. Bản vẽ này thường được vẽ theo tỷ lệ  tỷ lệ 1/50 – 1/200 cho người đọc hiểu được toàn bộ bên trong căn nhà gồm chiều cao của các phòng chức năng và chi tiết hình dáng kiến trúc bên trong phòng.
Bản vẻ mặt cắt hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Bản vẻ mặt cắt hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Bản vẽ mặt bằng mái hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Bản vẽ mặt bằng mái thể hiện hình chiếu bằng của toàn bộ phần mái che công trình. Tùy thuộc vào quy mô công trình mà mặt bằng mái được vẽ ở những tỷ lệ khác nhau: Có thể là 1/100, 1/200, 1/400, 1/500,… Trên hình vẽ mặt bằng mái, phải chỉ rõ đường phân thủy, hướng thoát nước, các kích thước và trục định vị cho công trình.

Bản vẽ triển khai cấu tạo của trong nhà hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Nằm trong hồ sơ bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công nhà ở, bản vẽ triển khai cấu tạo nhà bao gồm cấu tạo thang, cửa, sân thượng…. Dùng để thấy được từng công năng trong nhà có được thiết kế phù hợp hay không, hay vi phạm lỗi kỹ thuật nào cần chỉnh sửa trước khi tiến hành xây nhà.

Bản vẻ cầu thang hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Bản vẻ cầu thang hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Xem thêm: Top công ty thiết kế kiến trúc Đà Nẵng

Bản vẽ kỹ thuật hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Bản vẽ này thể hiện cách đi dây điện, đường ống của hệ thống điện, nước có hợp lý, phù hợp với kết cấu của công trình hay không. Ngoài ra, cũng phải thể hiện chi tiết lắp đặt của các bản vẽ vật dụng trong gia đình như điều hòa, điện thoại bàn… để trong quá trình thi công, các đơn vị tư vấn giám sát sẽ kiểm tra, theo dõi nhà thầu khi lắp đặt kỹ thuật cho công trình.

Bản vẻ cấp thoát nước hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Bản vẻ cấp thoát nước hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Bản vẽ tính toán kết cấu hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Là một trong những bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công nhà ở quan trọng, bản vẽ tính toán kết cấu bao gồm: Kết cấu móng, dầm, sàn, lanh tô… Đây là bộ phận chịu lực chính của công trình, vì vậy bản vẽ này phải đảm bảo các hệ chịu lực trên  phải nằm trong trạng thái cân bằng ổn định và thỏa mãn các tiêu chuẩn xây dựng bắt buộc.

Mặt bằng đà kiềng hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Mặt bằng đà kiềng hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Nếu có bất cứ sai sót hoặc đơn vị thi công không chuyên nghiệp sẽ dẫn tới hệ lụy rất lớn cho công trình sau này như sập nhà, lún sàn, hay khi cải tạo nếu kết cấu không chắc chắn sẽ gây khó khăn và mất nhiều thời gian, chi phí để sửa chữa nhà.

Như vậy là chúng ta đã đi qua hết các hồ sơ bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công nhà ở. EnHome hy vọng bạn đọc có thể nắm rõ được một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công nhà hoàn thiện trước khi tiến hành thi công. Nếu bạn có thắc mắc, vui lòng liên hệ tới hotline 02366 288 288 để được giải đáp về những bước cần chuẩn bị trước khi xây nhà nhé!

EnHome là đơn vị chuyên Tư vấn – Thiết kế – và Thi công xây dựng các công trình kiến trúc lớn nhỏ cho đến sửa chữa, cải tạo và trang trí nội thất. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng tôi đảm bảo sẽ đem cho bạn một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công cho những công trình đẹp nhất, hoàn hảo nhất, bền vững nhất cũng như giá cả phù hợp nhất.