Nhà mái bằng bê tông cốt thép đang là xu hướng xây dựng phổ biến những năm gần đây, đặc biệt là nhà ở khu vực thường xảy ra bão lụt, thiên tai… Loại mái nhà này được ưa chuộng bởi kết cấu bằng bê tông cứng rắn, độ bền cao và có thể ngăn chặn gió hay mưa lớn. Bên cạnh đó, nhà mái bê tông cốt thép còn nhiều ưu và nhược điểm, cùng EnHome tìm hiểu trong bài viết này.
Đặc điểm của nhà mái bằng bê tông cốt thép
Nhà mái bằng cốt thép bê tông (hay mái bê tông cốt thép) là một loại cấu trúc mái phổ biến được sử dụng trong nhiều công trình xây dựng. Cấu tạo của loại mái này bao gồm lớp bê tông và lớp cốt thép. Thông thường, chiều dày mái bê tông cốt thép trong khoảng từ 120mm đến 300mm, tùy thuộc vào quy mô và yêu cầu của từng công trình. Khi thực hiện xây dựng loại mái này thường trải qua 3 bước sau:
- Bước 1: Xây dựng phần khung đổ hỗn hợp bê tông. (Khung này có thể gỡ bỏ hay giữ nguyên khi hoàn thành)
- Bước 2: Trộn bê tông và khung đã được buộc thép cây. (Cốt thép là khung xương cố định giúp bê tông chắc và khô nhanh)
- Bước 3: Phủ lớp chống thấm lên bề mặt mái, giúp giảm nhiệt và không ảnh hưởng bởi nước.
Yêu cầu của mái bê tông cốt thép
Kết cấu nhà mái bê tông cốt thép cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Đảm bảo kết cấu có tính cách nhiệt và chống thống để thích nghi với thời tiết khắc nghiệt.
- Kết cấu mái bê tông lắp ghép có 5 phần gồm mái, xà gồ, dàn mái, dầm và vòm.
- Kết cấu mái bằng phải đặt tiêu chuẩn công nghệ
- Lưới cột bên trong phải giữ kích thước thư hơn phân bước cột là 12m và 18m, các hàng cột bên giữ nguyên tỷ lệ 6m. Nếu là mái panel thì loại dài 6m, nhịp cấu kết của khung đỡ là 12 -18m.
Mái kết cấu bê tông cốt thép có ưu điểm gì?
Mái bằng kết cấu bê tông cốt thép đã trở thành giải pháp xây dựng ưa chuộng trong các công trình xây dựng hiện đại. Đây là cũng loại mái có ưu thế vượt trội so với các loại mái khác, đảm bảo an toàn, độ bền và tính thẩm mỹ. Cùng tìm hiểu ưu điểm của mái bằng có kết cấu bê tông cốt thép.
Kiểu dáng đa dạng và màu sắc phong phú
Ngoài mái bằng thì mái bê tông cốt thép có thể xây dựng thành mái dốc. Kiểu mái bằng giúp gia chủ tận dụng tối đa được phần không gian trên mái, còn kiểu mái dốc sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ, thoát nước nhanh cho căn nhà. Ngoài ra, bê tông bám sơn rất tốt và có bền mặt phẳng, vì vậy gia chủ có thể lựa chọn màu sơn theo sở thích của mình.
Kết cấu vững chắc cho ngôi nhà
Như đã nói trên, kết cấu mái bằng bê tông cốt thép được làm từ thép và bê tông nên khá vững chắc và bền theo thời gian sử dụng lên đến 50 năm. Loại mái này chịu được mọi điều kiện khí hậu khắc nghiệt như gió bão, mưa đá,…đặc biệt chống lại côn trùng như mối mọt và chống cháy tốt. Ngoài ra, khi cần tu sửa, cải tạo lại rất dễ dàng, phải lo lắng về vấn đề thấm dột.
Kết hợp với nhiều tiện ích khác nhau
Nhà mái bằng bê tông giúp gia chủ có thể sử dụng hết khoảng không gian phía trên để làm sân thượng, sân phơi, hệ thống nước rất tiện lợi và đảm bảo an toàn. Ngoài ra, gia chủ còn có thể tận dụng làm một không gian sân vườn để làm nơi thư giãn cho gia đình mình.
Cách âm tiếng ồn tốt
Mái nhà bằng bê tông cốt thép có độ dày và kết cấu gắn liền với tường nhà, không có khe hở. Do đó, loại mái này còn đảm bảo được sự yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn xung quanh. Và gia đình bạn có thể nghỉ ngơi trọn vẹn nhất trong ngôi nhà của mình.
Chống ăn mòn
Bê tông được xem là một trong những vật liệu xây dựng có khả năng chống ăn mòn cực cao, đặc biệt với những công trình nằm gần khu vực biển. Sự ăn mòn do muối biển là một trong những thách thức lớn đối với các kết cấu kim loại, do đó mái bê tông cốt thép trở thành lựa chọn ưu tiên cho nhiều chủ đầu tư.
Tiết kiệm được năng lượng
Bên cạnh việc sở hữu khả năng chống ăn mòn vượt trội, mái bê tông còn mang đến những lợi ích đáng kể về cách nhiệt và tiết kiệm năng lượng cho ngôi nhà. Độ dày của mái bê tông thông thường lên tới 15cm, giúp tạo ra một lớp cách nhiệt dày và hiệu quả. Có nghĩa là không khí nóng bên ngoài sẽ khó xâm nhập vào bên trong ngôi nhà, giúp không gian của bạn luôn được thông thoáng và mát mẻ. Chống nóng cho nhà mái bằng sẽ không cần sử dụng quá nhiều thiết bị làm mát như điều hòa không khí hoặc quạt, giúp tiết kiệm được đáng kể lượng điện năng tiêu thụ.
Chi phí bảo dưỡng thấp
Mái bê tông cốt thép không chỉ mang đến sự vững chắc và độ bền cao cho ngôi nhà, mà còn giúp gia chủ tiết kiệm đáng kể chi phí bảo dưỡng. Nhờ quy trình thi công được thực hiện kỹ lưỡng, bao gồm cả công đoạn chống thấm kỹ càng, mái bê tông cốt thép sở hữu độ bền cao. Chính vì sự bền bỉ này, gia chủ sẽ không phải thường xuyên tốn kém cho việc bảo dưỡng, tu sửa mái nhà.
Nhược điểm của mái bằng bê tông cốt thép là gì?
Mặc dù mái bê tông cốt thép mang lại nhiều ưu điểm như độ bền cao, yêu cầu bảo dưỡng thấp và tiết kiệm chi phí trong dài hạn. Tuy nhiên, loại mái này cũng không phải hoàn hảo và cũng có một vài nhược điểm cần lưu ý.
Chi phí xây dựng cao hơn
Một trong những hạn chế chính của mái bê tông cốt thép là chi phí xây dựng ban đầu thường cao hơn so với các loại mái khác, như mái ngói, mái tôn. Nguyên nhân là do quá trình thi công mái bê tông cốt thép yêu cầu kỹ thuật xây dựng phức tạp hơn, cần sử dụng nhiều vật liệu đắt tiền như cốt thép, xi măng, ván khuôn, …
Tính toán kết cấu nhà kỹ lưỡng và chi tiết
Để đảm bảo mái bê tông cốt thép phát huy hiệu quả, việc tính toán kết cấu nhà cần được thực hiện rất kỹ lưỡng. Các yếu tố như tải trọng, kích thước cốt thép, độ dày lớp bê tông,… đều phải được lên kế hoạch và thiết kế cẩn thận. Những công việc này cần sự tham gia của các kiến trúc sư, kỹ sư có kinh nghiệm, do đó chi phí thiết kế cũng sẽ cao hơn.
So sánh mái bằng cốt thép bê tông và mái bằng bê tông siêu nhẹ
Thị trường hiện nay, có 2 loại mái bê tông là mái bê tông cốt thép và mái bê tông siêu nhẹ. Tuy nhiên, hai loại này có những ưu điểm nổi trội riêng, cùng xem bảng so sánh dưới đây trước khi lựa chọn thi công mái bằng cho nhà mình.
Tiêu chí | Mái bằng bê tông, cốt thép | Mái bằng bê tông siêu nhẹ |
Ưu điểm |
|
|
Hạn chế |
|
|
Lưu ý khi thi công mái bằng vật liệu bê tông cốt thép
Mái bê tông cốt thép là một lựa chọn phổ biến trong xây dựng nhờ ưu điểm về khả năng chịu lực, độ bền và tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và độ bền cho mái bê tông cốt thép, cần lưu ý một số biện pháp quan trọng trong quá trình thi công:
- Cần gia cố cốt thép chắc chắn để có khả năng chịu tải trọng tốt.
- Đảm bảo quá trình đổ bê tông được thực hiện tốt đạt được độ chắc chắn và đồng đều.
- Thực hiện bảo dưỡng bê tông đúng quy trình bao gồm phun nước liên tục trong 7-14 ngày đầu để bê tông tưới ẩm, che phủ bề mặt bê tông bằng vải bạt hoặc bao cát để giữ ẩm.
Qua bài viết trên đây EnHome đã cung cấp những thông tin về mái bằng bê tông cốt thép. Hy vọng qua những kiến trúc này có thể giúp gia chủ lựa chọn được loại mái phù hợp với gia đình mình. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi, nếu có gì thắc mắc hãy liên hệ qua hotline 02366 288 288, chuyên viên chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh chóng!