Sơn bả là bước hoàn thiện quan trọng giúp bề mặt tường mịn, đều màu, tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho công trình. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, quy trình thi công sơn bả cần được thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo các lớp sơn kết dính chắc chắn và không xảy ra hiện tượng bong tróc, loang lổ. Trong bài viết này, EnHome sẽ tổng hợp chi tiết quy trình thi công sơn bả và chia sẻ những lưu ý quan trọng giúp công trình của bạn đạt chuẩn cả về chất lượng và thẩm mỹ.
Tầm quan trọng của sơn bả tường khi thi công phần thô
Sơn bả tường là một trong những bước không thể thiếu để hoàn thiện một công trình xây dựng chất lượng. Việc sử dụng bột bả giúp bề mặt tường trở nên phẳng mịn và đều màu hơn, khắc phục hoàn toàn những khuyết điểm như vết lồi lõm, nứt nhỏ hay lỗ hổng, tăng tuổi thọ công trình. Sơn bả cũng giúp lớp sơn phủ phía trên có thể bám dính tốt và phát huy được hiệu quả thẩm mỹ. Những bức tường được xử lý kỹ lưỡng bằng sơn bả thường có độ mịn cao, làm tăng giá trị thẩm mỹ.
Đồng thời, lớp sơn bả còn ngăn hơi ẩm và nước xâm nhập vào tường, giúp giảm thiểu tình trạng bong tróc và ẩm mốc. Lớp bả sơn cũng hạn chế sự xuất hiện của các vết nứt nhỏ hay hiện tượng bám bụi, công trình không chỉ giữ được vẻ đẹp lâu dài mà còn giảm bớt chi phí sửa chữa, bảo trì trong tương lai.
Như vậy, sơn bả tường không chỉ là một bước trong quy trình xây dựng mà còn là yếu tố quan trọng quyết định độ bền, đẹp của công trình. Thi công sơn bả đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích lâu dài, từ tính thẩm mỹ đến chất lượng sử dụng, xứng đáng với sự đầu tư và chú trọng trong mọi công trình.

Sơn bả giúp bề mặt tường phẳng mịn và đều màu hơn, khắc phục hoàn toàn những khuyết điểm như vết lồi lõm, nứt nhỏ
Quy trình thi công sơn bả tường đúng kỹ thuật
Sơn bả tường là một trong những bước quan trọng trong quá trình hoàn thiện công trình, quyết định trực tiếp đến chất lượng và tính thẩm mỹ của bề mặt tường. Để đạt được hiệu quả tối ưu, việc tuân thủ quy trình thi công bả sơn một cách cẩn thận và đúng kỹ thuật là điều cần thiết.
Giai đoạn 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt
Đây là bước quan trọng trong quy trình thi công sơn bả giúp lớp sơn bả bám dính chắc chắn và kéo dài tuổi thọ của công trình.
- Bước 1: Loại bỏ bụi bẩn, vết nấm mốc hoặc xi măng thừa trên tường bằng chổi quét hoặc máy thổi khí.
- Bước 2: Trám các vết nứt lớn bằng keo trám chuyên dụng và dùng hồ vữa hoặc bột trét để lấp các lỗ nhỏ.
- Bước 3: Dùng giấy nhám chà sơ những vùng lồi lõm để tạo độ phẳng nhất định.
- Bước 4: Với tường mới xây, nên làm ẩm nhẹ để bột bả và sơn sau này không bị hút ẩm quá nhanh, dẫn đến khô nứt.

Dùng giấy nhám hoặc máy chà nhám chà sơ những vùng lồi lõm để tạo độ phẳng nhất định cho bề mặt tường
Giai đoạn 2: Tiến hành bả tường
Quy trình thi công sơn bả ở giai đoạn này cần đảm bảo 4 bước sau:
- Bước 1: Pha bột bả với nước theo tỷ lệ nhà sản xuất khuyến nghị và khuấy đều đến khi hỗn hợp mịn, không vón cục.
- Bước 2: Dùng bay hoặc dao trét bột, trét một lớp mỏng đều trên bề mặt tường, đảm bảo không để lại vết hằn hoặc gợn sóng.
- Bước 3: Để lớp bả đầu tiên khô từ 2-4 giờ, sau đó dùng giấy nhám (nhám 180-240) chà nhẹ cho phẳng.
- Bước 4: Lớp này mỏng hơn lớp đầu, giúp tạo độ mịn và hoàn thiện bề mặt. Sau khi khô, tiếp tục chà nhám để đạt độ phẳng như ý.

Sau khi bả khô, tiếp tục chà nhám để đạt độ phẳng như ý
Sơn lót
Sơn lót là bước cần chú ý trong quy trình thi công sơn bả, giúp tăng độ bám dính cho lớp sơn phủ và ngăn hiện tượng thấm ẩm hay loang màu.
- Bước 1: Pha loãng theo tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất để sơn dễ thẩm thấu vào tường.
- Bước 2: Dùng cọ, rulo hoặc súng phun sơn để quét một lớp sơn lót mỏng và đều.
- Bước 3: Thời gian khô thường từ 6-8 giờ. Nếu thi công trong điều kiện ẩm, cần để lâu hơn để đảm bảo sơn lót bám chắc.

Thi công sơn lót sau khi bả sơn
Sơn phủ màu
Lớp sơn phủ là bước cuối cùng, mang lại màu sắc và độ hoàn thiện thẩm mỹ cho công trình.
- Bước 1: Pha sơn theo đúng tỷ lệ nước hoặc dung môi quy định. Nên khuấy đều trước và trong khi thi công để màu sơn không bị lệch.
- Bước 2: Dùng rulo lăn đều tay hoặc súng phun để quét một lớp sơn mỏng, đảm bảo thi công từng khu vực nhỏ, tránh để lại vệt sơn chồng.
- Bước 3: Sau 4-6 giờ, kiểm tra lớp sơn đã khô và bám tốt chưa.
- Bướ 4: Lớp sơn này giúp màu sắc sáng và bền hơn, sơn đều tay và không bỏ sót chi tiết nào.
Tiêu chuẩn nghiệm thu công trình sơn bả
Khi thực hiện công đoạn thi công sơn bả, cần đảm bảo các yêu cầu sau khi nghiệm thu:
- Bề mặt tường: Phải phẳng, mịn, không gợn sóng, bụi bẩn, nứt hay bong tróc.
- Lớp sơn: Màu đều, không loang lổ, bám dính tốt, không bong khi thử với băng dính.
- Độ dày và bám dính: Lớp sơn đủ dày, không lộ nền, bề mặt chịu cào nhẹ mà không tróc.
- Chống thấm: Đảm bảo không thấm ẩm, đặc biệt ở khu vực ẩm như bếp và phòng tắm.
- Chi tiết và thẩm mỹ: Góc cạnh sắc nét, không tràn sơn, bề mặt không để lại dấu dụng cụ.
- Đo lường kỹ thuật: Đo độ dày sơn (30-50 micromet/lớp), kiểm tra độ bền nếu cần.
- Biên bản nghiệm thu: Ghi nhận kết quả kiểm tra và ký kết giữa các bên liên quan.

Bề mặt tường sau khi sơn bả phải đảm bảo phải phẳng, mịn, không gợn sóng, bụi bẩn, nứt hay bong tróc.
Lưu ý quan trọng khi thi công sơn bả tường
Thi công sơn bả tường đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ đúng quy trình để đảm bảo bề mặt mịn đẹp và bền lâu. Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp bạn tránh lỗi phổ biến và đạt kết quả hoàn hảo cho công trình.
- Chuẩn bị bề mặt sạch và khô: Loại bỏ bụi, dầu mỡ, nấm mốc và trám các vết nứt.
- Dùng đúng vật liệu:Chọn loại bột bả, sơn lót và sơn phủ chất lượng, phù hợp với từng khu vực.
- Thi công đúng kỹ thuật: Bả tường mỏng, đều và chờ khô trước khi sơn.
- Chọn thời điểm thích hợp: Không thi công khi trời mưa hoặc độ ẩm quá cao.
- Chống thấm kỹ ở khu vực dễ ẩm: Phòng tắm, bếp và tường ngoài cần chống thấm trước.
- An toàn và thông thoáng: Đeo bảo hộ và thi công nơi thoáng khí để tránh hít phải hóa chất.
- Kiểm tra kỹ từng lớp: Chà nhám sau khi bả và đảm bảo sơn đều màu.
- Bảo quản vật liệu: Đậy kín thùng sơn, giữ nơi khô ráo và tránh nhiệt độ cao.

Đảm bảo những yêu cầu cơ bản khi tiến hành sơn bả
Thi công sơn bả tường đòi hỏi sự tỉ mỉ và tuân thủ đúng quy trình để đảm bảo lớp bề mặt đạt yêu cầu về chất lượng và thẩm mỹ. Khi thực hiện đầy đủ các bước và lưu ý kỹ từng chi tiết, công trình sẽ có bề mặt mịn đẹp, bền màu và không gặp phải các sự cố như bong tróc hay thấm ẩm. Theo dõi thêm các quy trình thi công khác: