Cốt pha là một dụng cụ rất phổ biến trong thi công xâu dựng, nhưng bạn có biết chính xác cốt pha là gì? Nó có công dụng ra sao và cần đạt những yêu cầu như thế nào? Bài viết dưới đây Enhome sẽ trình bày những thông tin cơ bản nhất liên quan đến khái niệm này trong xây dựng để giải đáp những thắc mắc bạn đang gặp phải.
Khái niệm cốt pha
Cốt pha là một dạng hình khuôn đúc chưa bê tông, được làm từ vật liệu như: lote, sắt thép, gỗ,… hoặc nhiều loại vật liệu khác. Nó còn được biết đến với tên gọi khác như cốt pha, coppha…. Do bắt nguồn từ tiếng Pháp là “Coffrage” và trong tiếng Anh là “Form-work”. Tùy vào mỗi nơi sẽ có những cách gọi khác nhau. Vì thế, nếu gọi “cốp pha” thì vẫn đúng.
Cốt pha là thiết bị xây dựng hỗ trợ không thể thiếu trong thi công công trình.
Lúc trước dụng cụ này có chất liệu bằng gỗ, tre khá thủ công, hiện nay với công nghệ tiên tiến phát triển từ nhiều loại vật liệu khác nhau như: thép, nhôm, tole, composite,….
Cấu tạo của cốt pha trong xây dựng
Được cấu tạo bởi 3 thành phần chính: ván khuôn, sườn cứng và các phụ kiện liên kết.
- Ván khuôn: đây được coi là thành phần cực kỳ quan trọng giúp tạo hình bê tông, ảnh hưởng trực tiếp tới hình dạng, kích thước, chất lượng bề mặt.
- Sườn cứng: Phần liên kết với ván khuôn, trọng trách chính là tăng độ cứng và chịu lực cho toàn khối.
- Các phụ kiện liên kết: có chức năng là liên kết các tấm bền chặt với nhau.
Hình ảnh cốt pha trong xây dựng.
[LƯU NGAY] Những mẫu nhà mái bằng đẹp hiện đại và đẳng cấp nhất 2023 TẠI ĐÂY
Chức năng cốt pha trong xây dựng
Chức năng chính của cốt pha là làm khuôn để chứa vữa nhằm định hình bê tông. Là bộ phận chịu lực, chống đỡ khi bê tông tươi còn chưa định hình, đảm bảo sự vững chãi cho hệ bê tông cốt thép của công trình đang thi công.
Yêu cầu chất lượng của cốt pha
- Cốt pha thép phải đảm bảo độ kín khít để chưa được bê tông tươi và lỏng bên trong.
- Cốt pha móng phải có hình dạng, kích thước của nó và vị trí lắp đặt phải đúng thiết kế khuôn, để chế tạo được kết cấu bê tông đúng với hình dạng, kích thước như yêu cầu.
- Phải đảm bảo giữ được hình dạng trong suốt quá trình hình thành giúp cho kết cấu bê tông bền vững.
- Phải đảm bảo khả năng chịu lực thay cho bê tông khi ở dạng lỏng. Chỉ tới khi bê tông đã đóng rắn và đạt khả năng chịu lực nhất định mới được tháo dỡ khuôn.
- Cốt pha và ván khuôn cần phải được thiết kế và chế tạo sao cho dễ dàng tháo lắp.
- Cốt pha cống tròn phải được thiết kế và chế tạo thật bền vững để có thể sử dụng được nhiều lần.
Các loại cốt pha xây dựng phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay sử dụng 2 loại cốt pha phổ biến đó chính là dạng cột và dạng tròn:
Cốt pha cột
Dùng để tạo khuôn cho cột khi đổ bê tông. Với nhiều hình dạng khác nhau như: tròn, vuông, tam giác.
Các loại cốt pha cột
Cốt pha cột vuông
Nó còn được biết đến là hộp cột được dùng để làm khuôn đúc cho những khối bê tông hình vuông hay hình chữ nhật, loại bê tông cốt thép này chúng ta có thể sử dụng ván ép phú phim, gỗ, hoặc nhựa …Tuy nhiên việc sử dụng loại này để định hình sẽ tiện dụng và tiết kiệm chi phí hơn, bởi lẽ sản phẩm này có ưu điểm gọn nhẹ, tháo ráp dễ dàng, tái sử dụng nhiều lần và chi phí thấp, nhược điểm thì có thể nói là không có.
Cốt pha cột tròn
Loại này có nhiệm vụ là khuôn đúc tạo nên những khối bê tông hình tròn sử dụng nhiều trong các trụ công trình nhà ở hình tròn, trụ cầu đường …và một biến thể của nó là cống hộp, đây là loại ván khuôn dùng để đổ cống bi sử dụng làm giếng nước hoặc những cống thoát nước ngầm dưới đất.
Cốt pha sàn
Còn có tên gọi là cốt pha dầm, là hệ ván khuôn cho dầm móng có dạng hộp ba mặt. Khi đủ các điều kiện về nhiệt độ không khí, độ ẩm, tốc độ xử lý chúng sẽ được gỡ bỏ… Chúng được kết hợp với hệ chống đỡ của hệ dầm, xà gồ phục vụ cho việc đổ bê tông, dầm, cột.
Cốt pha sàn trong xây dựng.
Ngoài ra, trong xây dựng có rất nhiều loại cốt pha bằng thép, nhôm, gỗ, nhựa tổng hợp, phủ film…tùy vào vật liệu được phân loại như sau:
Cốt pha thép định hình
Được chế tạo gia công cơ khí từ những khung thép định hình (thép hộp, thép u …) và căng bề mặt bằng tấm thép mỏng. Giá thành chế tạo 1m2 loại này từ 1,5 – 2,0 triệu/ m2 tùy chiều dày lớp tôn căng mặt và mật độ lớp xương chịu lực. Khi lắp ghép cũng cần nhiều nhân sự để tạo thành hệ cốt chắc chắn.
Cốt pha thép định hình trong xây dựng.
Móng băng và Móng bè – Nên chọn móng nào để thi công nhà 2023 >> https://enhome.vn/mong-bang-va-mong-be/
Cốt pha gỗ tự nhiên
Được ghép từ những thanh gỗ tự nhiên, xẻ theo độ dày phù hợp tạo thành mặt phẳng phục vụ việc đổ bê tông vào khối. nhược điểm của loại này thì sau khi đổ bê tông bề mặt không được đẹp cần phải làm nguội để tăng độ thẩm mỹ cho bề mặt bê tông cốt thép.
Được sử dụng nhiều trong các công trình nhà cấp 4, nhà 1 tầng, 2 tầng ở vùng nông thôn.
Cốt pha gỗ công nghiệp
Được chế tạo từ gỗ công nghiệp đã qua xử lý, đảm bảo tính chất hóa học, cơ lý đồng đều. Bề mặt gỗ phẳng nên quá trình ghép nhanh hơn, chống dính tốt hơn do được phủ lớp phim cứng. Nhưng có nhược điểm là tuổi thọ thấp, không dùng được lâu dài.
Cốt pha gỗ công nghệp dễ sử dụng nhưng tuổi thọ kém.
Cốt pha nhựa tổng hợp
Là khuôn đúc có khả năng tái sử dụng nhiều lần được lắp ráp với nhiều tấm lồng vào nhau. Nó được dùng để làm khuôn chứa vững nhằm định hình bê tông, chế tạo từ vật liệu tổng hợp, sản xuất trên dây chuyền công nghiệp. Vì thế nên cốt pha đạt chuẩn kích thước rất cao, có nhiều kiểu dáng.
Cốt pha nhựa tổng hợp có những đặc tính giống với gỗ công nghiệp nhưng nhẹ hơn về trọng lượng. Nó có thể dùng lại nhiều lần trong các môi trường khác nhau do khả năng tái sử dụng lớn.
Cốt pha nhựa tổng hợp chưa được sử dụng rộng rãi ở nước ta do chi phí sản xuất tốn kém, giá thành nhập liệu cao.
Cốt pha nhôm
Có nguyên liệu tạo thành chính là hợp kim nhôm có đặc tính nhẹ không gây dính khi tháo gỡ. Là giải pháp hữu hiệu trong các công trình lớn bởi tính tiện dụng. Có nhiều kích thước phù hợp với cấu trúc thi công đã được thiết kế sẵn.
Cốt pha nhôm là bộ phận chịu lực, chống đỡ khi bê tông tươi chưa được định hình.
Ván ép cốt pha phủ phim
Ván ép phủ phim hay còn được biết đến từ vật liệu gỗ công nghiệp bởi lẽ nó được sản xuất từ nhà máy, được ép từ nhiều tấm ván mỏng với nhau bằng 1 loại keo kỹ thuật bề mặt được phủ một lớp phim đặt thù bên trên có logo của nhà sản xuất, có kích thướt tiêu chuẩn là 1220mmx2440mm có độ dày lần lượt là 12ly, 15ly, 17ly và 18ly.
Ưu điểm của loại cốt pha này mặc dù là ván nhưng tái sử dụng được nhiều lần còn nhược điểm là giá thành khá cao so với gỗ tự nhiên. Ván ép phủ phim được dùng phổ biến trong trong xây dựng, có thể làm khuôn đúc đổ tường, sàn, trụ, dầm đà… và nhiều loại bê tông cốt thép khác.
Ván ép phủ phim được dùng phổ biến trong trong xây dựng.
Xem thêm: Top công ty thiết kế kiến trúc Đà Nẵng uy tín
Vai trò, lợi ích của cốt pha trong xây dựng
Không thể không nhắc đến 2 vai trò chính trong xây dựng, đó là:
- Định hình bê tông, đảm bảo kích thước hình học theo cấu tạo của bê tông.
- Quyết định chất lượng bề mặt bê tông.
Cốt pha sẽ dựng thành những sản phẩm như: cột tường, cột đỡ, kệ…
Ở một vài trường hợp, kinh phí cho cốt pha thậm chí còn cao hơn kinh phí vật tư, sắt thép của của công trình đó. Cho nên, chủ nhà phải hết sức lưu ý đến vấn đề này.
Việc đưa cốt pha vào sử dụng trong lĩnh vực xây dựng đã mang đến rất nhiều lợi ích khi thi công các công trình:
- Giúp tăng tốc độ và hiệu quả trong khi thi công công trình.
- Dễ tháo lắp nên có thể giảm được nhu cầu sử dụng các lao động có chuyên môn cao.
- Có thể hoàn thiện bề mặt có chất lượng cao.
- Cốt pha có rất nhiều loại để cho các bạn lựa chọn. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng. Do đó các bạn nên tìm hiểu kỹ từng loại trước khi sử dụng.
Lời kết
Ngày nay, nếu như trong quá trình thi công không có cốt pha thực sự sẽ vô cùng khó khăn và bất tiện, đặc biệt là có thể gây ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thi công công trình. Hy vọng với những thông tin trên chắc hẳn các bạn đã nắm được cho mình những thông tin cơ bản để ứng dụng vào các công trình xây dựng.
Liên hệ chúng tôi để được tư vấn thiết kế thi công trang trí nội thất đà nẵng chất lượng hàng đầu!