Kính được xem là một vật liệu phổ biến được sử dụng trong xây dựng và nội thất, đây được xem là vật liệu đem lại tính ứng dụng và thẩm mỹ cao cho các công trình. Kết hợp và sử dụng kính trong các thiết kế đang trở thành một xu hướng cho những ngôi nhà hiện đại, có không gian mở và được nhiều người ưa chuộng thiết kế. Cùng EnHome trong bài viết này tìm hiểu về những ứng dụng của vật liệu kính khiến nó phổ biến và là vật liệu thường xuyên được kết hợp trong nội ngoại thất nhất.
Vật liệu kính là gì?
Vật liệu kính là loại vật liệu chủ yếu từ thủy tinh, một chất liệu có cấu trúc đặc biệt và tính chất trong suốt. Vật liệu kính có khả năng truyền ánh sáng, có độ bền và độ cứng cao, nên được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, trang trí nội thất, gia dụng, công nghệ,… nhiều ngành đều có thể ứng dụng.
Kính là vật liệu vô cơ vô định hình nên dễ dàng được tạo hình và tạo mẫu theo hình dạng mong muốn, sau khi được nung nóng tạo hình sẽ được làm lạnh đến một điều kiện tiêu chuẩn để đạt đến độ cứng mà không kết tinh.
Kính, thủy tinh được sản xuất từ việc nung chảy và các nguyên liệu khoáng chất như cát, soda, canxi, natri, kali,… rồi được làm nguội cứng, trạng thái rắn không kết tinh.
Tính chất đặc trưng của vật liệu kính
Nhờ quá trình sản xuất linh hoạt và có thể điều chỉnh, kính trở thành một vật liệu quan trọng và đa dạng, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ xây dựng, điện tử, đến công nghiệp ô tô và thiết bị y tế. Dưới đây là các đặc trưng của vật liệu kính:
- Tính ổn định hóa học: Kính có độ bền hóa học cao, và độ bền này phụ thuộc vào thành phần của nó. Sự có mặt của các oxit kiềm trong kính ít đi càng làm tăng độ bền hóa học của vật liệu.
- Tính chất quang học: Tính chất quang học là tính chất cơ bản của kính. Kính silicat thường cho phép tất cả các phần của quang phổ mà mắt người có thể nhìn thấy đi qua, trong khi ngăn tia tử ngoại và hồng ngoại từ việc đi qua. Thay đổi thành phần và màu sắc của kính cũng có thể điều chỉnh mức độ ánh sáng xuyên qua.
- Khối lượng riêng: Khối lượng riêng của kính thường là 2500 kg/m³.
- Cường độ cơ học:
- Cường độ nén cao: 700-1000 kG/cm².
- Cường độ kéo thấp: 35-85 kG/cm².
- Khả năng gia công cơ học: Kính có khả năng được gia công cơ học bằng cách cưa, cắt sử dụng các dao có đầu kim cương, mài nhẵn, đánh bóng. Ở trạng thái dẻo, kính có thể được tạo hình, uốn cong, thổi, kéo thành các tấm, ống, sợi.
Ưu điểm của các loại vật liệu kính
Ngày nay, vật liệu kính đã trở thành một phần không thể thiếu của nhiều công trình, từ mặt tiền cho đến mái nhà. Không có vật liệu nào có thể so sánh được với kính về khả năng tái tạo chất lượng thẩm mỹ. Ngoài ra, kính còn có một số ưu điểm nổi bật như:
- Đảm bảo tính thẩm mỹ: Các loại vật liệu kính mang lại sự sang trọng và tinh tế cho các sản phẩm và công trình. Khả năng tạo điểm nhấn thẩm mỹ là một trong những điểm mạnh đáng chú ý của vật liệu này.
- Chống ẩm chống thấm nước: Kính có tính chất không hấp thụ nước, giúp ngăn sự thấm nước vào bên trong. Điều này làm cho kính trở thành vật liệu lựa chọn tốt cho các ứng dụng yêu cầu tính chất chống thấm nước.
- Màu sắc đa dạng: Khả năng điều chỉnh thành phần và màu sắc của kính cho phép tạo ra các sản phẩm với gam màu đa dạng, từ trong suốt đến màu sắc nổi bật.
- Có thể tái chế: Kính có thể tái chế và sử dụng lại, giúp giảm tác động tiêu thụ nguồn tài nguyên tự nhiên và góp phần vào việc bảo vệ môi trường.
- Chống lại bức xạ UV: Vật liệu kính có khả năng chặn tia cực tím (UV), giúp bảo vệ con người và vật dụng bên dưới khỏi tác động có hại của tia UV.
- Khả năng cách điện: Kính là một vật liệu cách điện tốt, giúp ngăn ngừa dòng điện chảy qua và đảm bảo an toàn cho các ứng dụng điện tử.
- Chống chịu thời tiết gỉ sét: Kính không bị ảnh hưởng bởi tác động của thời tiết, không gỉ sét và duy trì tính thẩm mỹ và chất lượng của nó trong thời gian dài.
- Kháng mài mòn: Kính có độ cứng cao, kháng mài mòn, không dễ bị trầy xước hay hỏng hóc do va đập hoặc sử dụng hàng ngày.
Những ưu điểm này khiến kính trở thành một vật liệu vô cùng đa dạng và linh hoạt, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Xem thêm: Cách rửa cát xây dựng đảm bảo chất lượng
Các loại kính được sử dụng phổ biến và giá trên thị trường hiện nay
Kính cường lực
Đầu tiên là kính cường lực đây là loại kính có độ cứng cao, chống va đập rất tốt và an toàn vì khi vỡ thì các vụn không phân tán thành mảnh nhọn nhỏ thông thường gây nguy hiểm. Vì có tính chất chống va đập rất tốt nên các tác động từ bên ngoài, thiên nhiên như gió, bão,… thì kính cũng chịu lực tốt nên được sử dụng rộng rãi thường được dùng làm cửa kính và các vách ngăn của các quầy tại trùng tâm thương mại, kính tại các công ty nhà cao tầng.
Những tính chất trên cũng khiến cho kính có độ trong suốt cao vì độ bền và chống va đập nên trong xây dựng và thiết kế nội thất thường được lựa chọn, về mặt thẩm mỹ kính cường lực đem lại chiều sau và hiệu ứng ánh sáng phổ rộng cho ngồi nhà thoáng và rộng rãi, giúp không gian được mở rộng.
Dưới đây là giá của kính cường lực bạn có thể tham khảo:
Loại kính cường lực | Giá |
Loại kính cường lực 5mm | 350.000/m2 |
Loại kính cường lực 8mm | 400.000/m2 |
Loại kính cường lực 10mm | 450.000/m2 |
Loại kính cường lực 12mm | 600.000/m2 |
Loại kính cường lực 15mm | 1.350.000/m2 |
Kính phản quang
Kính phản quang đặc biệt khi được phủ trên bề mặt một lớp oxit kim loại nhằm tăng khả năng phản chiếu ánh sáng, tăng cường điều kiện ánh sáng ban ngày cho ngôi nhà, các công trình. Kính cũng có khả năng phản nhiệt và giảm nhiệt tốt, giúp cho việc sử dụng vật liệu kính và có nhiều ánh nắng mặt trời vẫn điều hòa không khí xung quanh không bị bí và nóng.
Một trong những tính chất nổi bật nửa của kính phản quang là nó giống gương soi, nhưng lớp phủ bề mặt sẽ giúp cho kính có khả năng hiển thị thiên về một hướng, bên ngoài sẽ khó quan sát được bên trong tòa nhà, công trình trong khi bên trong vẫn có thể quan sát và nhìn thấy được phía đối diện. Điều này giúp tăng sự riêng tư và kín đáo khi bạn cần một không gian tĩnh và vẫn có thể quan sát hoạt động bên ngoài. Tuy nhiên thì nó sẽ khó vệ sinh và cần được bảo vệ đúng cách để tăng độ bền.
Dưới đây là giá của một số mẫu kính phản quang bạn có thể tham khảo:
Loại kính phản quang | Đơn giá (chưa gồm VAT 10%) |
Kính dán 8.38 | |
PQ xanh biển sáng – Dark Blue (M01) | 530.000 |
PQ xanh biển đậm – classic Blue (M02) | 530.000 |
PQ xanh lá đậm – Green (M04) | 530.000 |
PQ xanh lá sáng – Super silver Green (M10) | 530.000 |
PQ Ghi – Gray (M06) | 530.000 |
PQ xanh da trời – Arctic Blue (M03) | 500.000 |
Kính dán 10.38 | |
PQ xanh biển sáng – Dark Blue (M01) | 600.000 |
PQ xanh biển đậm – classic Blue (M02) | 600.000 |
PQ xanh lá đậm – Green (M04) | 600.000 |
PQ xanh lá sáng – Super silver Green (M10) | 600.000 |
PQ Ghi – Gray (M06) | 600.000 |
PQ xanh da trời – Arctic Blue (M03 | 560.000 |
Kính dán 12.38 | |
PQ xanh biển sáng – Dark Blue (M01) | 728.000 |
PQ xanh lá đậm – Green (M04) | 728.000 |
PQ Ghi – Gray (M06) | 728.000 |
PQ trắng – Silver Clear (M09) | 728.000 |
PQ xanh da trời – Arctic Blue (M03) | 671.000 |
Kính dán 16.38 | |
PQ xanh biển sáng – Dark Blue (M01) | 938.000 |
PQ Ghi – Gray (M06) | 938.000 |
Kính cản nhiệt (LOW-E)
Kính cản nhiệt là loại vật liệu kính được phủ trên bề mặt một lớp metallic để giảm sự hấp thụ nhiệt từ môi trường bên ngoài. Kính cản nhiệt có 2 loại chính là kính phủ mềm và kính phủ cứng.
Chức năng cơ bản của loại kính cản nhiệt là làm chậm quá trình tải nhiệt vào bên trong không gian nhưng vẫn đảm bảo được ánh sáng thu vào không gian bên trong. Kính cản nhiệt giúp cho nhiệt độ không gian luôn ở mức ổn định và thoáng mát, cân bằng lượng ánh sáng chiếu vào ngôi nhà, không gây chói mắt như kính phản quang và hiệu ứng thẩm mỹ cao.
Kính cản nhiệt cứng low-e được xem là có độ bền vĩnh viễn, dễ dàng gia công, tạo hình phù hợp với nhiều mẫu thiết kế, giá cả cũng khá hợp lý với tài chính của các gia đình.
Dưới đây là giá kính cản nhiệt phổ biến trên thị trường:
Độ dày kính (mm) | Sản phẩm, kính dán 2 lớp | Đơn giá (đồng/m2) |
8.38 | Kính cản nhiệt Bỉ, Sunergy clear (5+3) | 679.000 |
10.38 | Kính cản nhiệt Bỉ, Sunergy clear (5+5) | 762.000 |
13.38 | Kính cản nhiệt Bỉ, Sunergy clear (5+8) | 908.000 |
8.38 | Kính cản nhiệt Nhật, Solar Low-E Clear (5+3) | 677.000 |
10.38 | Kính cản nhiệt Nhật, Solar Low-E Clear (5+5) | 748.000 |
13.38 | Kính cản nhiệt Nhật, Solar Low-E Clear (5+8) | 896.000 |
Kính bảo ôn
Kính bảo ôn còn được biết với tên gọi khác là kính hộp cách âm, vật liệu kính này được gia công từ 2 tấm kính trở lên để có thể ngăn cách, giảm âm thanh, giữa các lớp kính được bơm khí khô và bịt kín bằng keo Silicone chuyên dụng cấu thành.
Kính bảo ôn được xem là vật liệu sử dụng cho mục đích chính là giảm âm, ngăn cản tiếng ồn đảm bảo cho không gian sống yên tĩnh. Kính bảo ôn còn có khả năng giữ nhiệt và điều hòa nhiệt độ cho ngôi nhà ở mức ổn định mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Kính rất đa dạng về hình thức, màu sắc, thiết kế và có nhiều lựa chọn để kết hợp với các vật liệu và phong cách thiết kế. Nó cũng được đánh giá có giá trị thẩm mỹ cao trong thiết kế nội thất.
Dưới đây là một số mẫu kính bảo ôn và giá của chúng trên thị trường hiện nay bạn có thể tham khảo:
Chủng loại sản phẩm | Đơn giá theo m2 với kích thước kính S/m2(vnđ) | ||
S>1m2 | 0.5m2 <S <1m2 | 0.2m2< S <0.5m2 | |
Kính hộp trắng (kính cường lực/kính dán + chân không + kính dán) | |||
17.38mm (CL5+6+6.38) | 678,000 | 710,000 | 764,000 |
20.38mm (CL5+9+6.38) | 697,000 | 739,000 | 806,000 |
23.38mm (CL5+12+6.38) | 718,000 | 775,000 | 870,000 |
18.38mm (CL6+9+6.38) | 733,000 | 770,000 | 823,000 |
21.38mm (CL6+9+6.38) | 749,000 | 803,000 | 862,000 |
24.38mm (CL6+12+6.38) | 775,000 | 838,000 | 910,000 |
20.38mm (CL6+6+8.38) | 831,000 | 872,000 | 918,000 |
23.38mm (CL6+9+8.38) | 848,000 | 899,000 | 963,000 |
26.38mm (CL6+12+8.38) | 876,000 | 936,000 | 1,016,000 |
19.38mm (CL5+6+8.38) | 774,000 | 810,000 | 862,000 |
22.38mm (CL5+9+8.38) | 791,000 | 838,000 | 904,000 |
25.38mm (CL5+12+8.38) | 819,000 | 877,000 | 958,000 |
20.76mm (6.38+6+8.38) | 767,000 | 801,000 | 853,000 |
23.76mm (6.38+9+9.38) | 784,000 | 828,000 | 896,000 |
26.76mm (6.38+12+8.38) | 808,000 | 897,000 | 896,000 |
22.76mm (8.38+6+8.38) | 864,000 | 905,000 | 949,000 |
25.76mm (8.38+9+8.38) | 875,000 | 923,000 | 988,000 |
28.76mm (8.38+12+8.38) | 908,000 | 964,000 | 1,054,000 |
Kính hộp phản quang Bỉ (kính cường lực phản quang bỉ + chân không + kính dán/kính thường) | |||
17.38mm (CL5PQ+6+6.38) | 861,000 | 899,000 | 950,000 |
19.38mm (CL5PQ+6+8.38) | 967,000 | 1,005,000 | 1,057,000 |
20.38mm (CL5PQ+9+6.38) | 879,000 | 926,000 | 995,000 |
22.38mm (CL5PQ+9+8.38) | 1,000,000 | 1,047,000 | 1,113,000 |
23.38mm (CL5PQ+12+6.38) | 926,000 | 984,000 | 1,072,000 |
25.38mm (CL5PQ+12+8.38) | 1,025,000 | 1,089,000 | 1,175,000 |
16mm (CL5PQ+6+5T) | 857,000 | 897,000 | 949,000 |
19mm (CL5PQ+9+5T) | 875,000 | 923,000 | 988,000 |
22mm (CL5PQ+12+5T) | 906,000 | 965,000 | 1,054,000 |
Kính hộp cản nhiệt (kính cường lực cản nhiệt + chân không + kính thường/kính dán) | |||
16mm (CL5CN+6+5T) | 971,000 | 1,011,000 | 1,063,000 |
19mm (CL5CN+9+5CL) | 988,000 | 1,039,000 | 1,103,000 |
22mm (CL5CN+12+5T) | 1,019,000 | 1,076,000 | 1,169,000 |
19.38mm (5T+6+8.38CN) | 1,091,000 | 1,130,000 | 1,185,000 |
22.38mm (5T+9+8.38CN) | 1,112,000 | 1,159,000 | 1,221,000 |
25.38mm (CL5T+12+8.38CN) | 1,139,000 | 1,198,000 | 1,279,000 |
20.76 mm (6.38+6+8.38CN) | 1,098,000 | 1,132,000 | 1,185,000 |
23.76mm (6.38+9+8.38CN) | 1,115,000 | 1,160,000 | 1,223,000 |
26.76mm (6.38+12+8.38CN) | 1,141,000 | 1,203,000 | 1,274,000 |
Cập nhật giá cát xây dựng mới nhất tại Đà Nẵng tại https://enhome.vn/gia-cat-xay-dung/
Ứng dụng của vật liệu kính trong xây dựng và nội thất
Với những loại kính khác nhau thì vật liệu kính có rất nhiều chức năng và ứng dụng trong cuộc sống đặc biệt là đối với xây dựng và nội thất. Kính được sử dụng để làm cửa kính cho các tòa nhà, trung tâm thương mại, cho phép nơi hoạt động nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên, tạo không gian mở cho không gian.
Trong nội thất thì kính có thể được sử dụng làm gương, các loại đèn chiếu sáng trong nhà, các tấm vách ngăn trong không gian nhà, cầu thang kính, lan can kính, vách ngăn trong phòng tắm đứng,…
Với những tính chất và ưu điểm của vật liệu kính nó mang lại nhiều lợi ích, sự lựa chọn kết hợp vật liệu cho các công trình xây dựng và nội thất. Có thể nói vật liệu kính đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong rất nhiều lĩnh vực trong đó có xây dựng và nội thất để mang lại một không gian thoáng và hiện đại, nhiều biện pháp thiết kế cho những công trình.
Có thể bạn quan tâm:
Tìm hiểu về gạch block là gì? Giá thành và ứng dụng
Tỉ lệ xi măng, cát xây tường tiêu chuẩn đem lại hiệu quả, tối ưu chi phí
Lời kết
Vậy là EnHome và bạn đã cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về vật liệu kính từ khái niệm đến ứng dụng phổ biến của chúng đối với ngành xây dựng và nội thất, cung cấp bảng giá để bạn có thể lựa chọn được những mẫu kính phù hợp với thiết kế của bản thân. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đến bạn, theo dõi website EnHome để biết thêm nhiều thông tin khác về thiết kế kiến trúc và xây dựng.