Xây dựng nhà cửa là một cột mốc đánh dấu một sự khởi đầu mới, một bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống của gia đình. Như vậy, nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không? Khi thực hiện nghi lễ nhập trạch cần những gì?  Thời điểm, thủ tục nhập trạch như thế nào?… Trong bài viết này, hãy để EnHome giải đáp những thắc mắc liên quan đến chủ đề lễ nhập trạch về nhà mới, giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này. Cùng xem nhé!

Nhập trạch là gì?

Lễ nhập trạch là việc làm lễ để xin phép các vị thần linh về việc gia đình bạn chuyển đến sinh sống tại nơi đó. Theo quan niệm dân gian, mỗi vùng đất đều có thổ công, mỗi dòng sông đều có Hà bá, tức là có thần linh bảo trợ. Với mong cầu về sự phù hộ của các vị thần để gia chủ và gia đình được bình an, may mắn và thịnh vượng, đồng thời thể hiện lòng thành kính với thần linh.

Nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không?

Bạn tuyệt đối không nên nhập trạch khi nhà chưa hoàn thiện. Vì theo quan niệm phong thủy, việc làm lễ nhập trạch khi chưa hoàn tất thủ tục xây nhà hoặc nhà vẫn đang trong quá trình tu bổ là một điều đại kỵ. Khi đó, vận khí cùng từ trường trong nhà chưa được ổn định và rất dễ bị xáo động. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng, bụi bặm, vật liệu, rác thải sẽ khiến dễ tụ tạp khí xấu. Do vậy, nếu đang trong quá trình xây dựng mà làm lễ nhập trạch thì có thể dẫn đến những điều bất ổn, không may mắn cho gia chủ và gia đình. Cụ thể như:

  • Gia đình gặp nhiều chuyện xui xẻo, tai ương.
  • Công việc làm ăn gặp khó khăn, thất bại.
  • Sức khỏe các thành viên trong gia đình không tốt.
  • Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có thể bị rạn nứt.
nhà chưa hoàn thiện không nên nhập trạch

Nhà chưa hoàn thiện không được nhập trạch để tránh những điều  không may xảy ra

Thủ tục nhập trạch về nhà mới

Theo quan niệm dân gian, việc nhập trạch lấy ngày sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống mới. Quy trình tiến hành nhập trạch lấy ngày gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị

Để đảm bảo lễ dọn nhà mới lấy ngày diễn ra đúng theo nghi thức, gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng nhập trạch với những lễ vật truyền thống như lọ hoa, mâm ngũ quả, đèn cầy, vàng mã, rượu, trà, hương, hoa và các vật phẩm khác. Nếu gia chủ là người ăn mặn, thì còn có thêm bộ tam sinh (trứng, thịt lợn luộc, tôm), xôi, gà, cháo. Nếu là người ăn chay, bạn nên chuẩn bị những món ăn chay đơn giản như xôi chè cùng với những vật phẩm mang lại may mắn như bếp lò, chiếu mới, muối, gạo, chổi mới.

  • Bước 2: Xin chuyển bàn thờ

Trước ngày hoàng đạo được xem là lý tưởng để chuyển nhà, gia chủ tiến hành lễ khấn để xin chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới. Quá trình này cần được thực hiện một cách cẩn thận, đảm bảo sự tôn nghiêm, đóng gói cẩn thận để tránh hỏng hóc trong quá trình di chuyển.

  • Bước 3: Làm lễ về nhà mới

Sau khi đã đến nhà mới, gia chủ tiếp tục lễ cúng bằng cách đốt một lò than ở giữa lối đi và người nam cầm bát hương bước qua. Việc này không chỉ mang ý nghĩa tôn kính mà còn theo quan niệm tránh sự thiếu thốn khi bước vào nhà. Gia chủ cũng cần chú ý bật đèn điện sáng, duy trì không khí vui vẻ và tránh các tình huống tiêu cực như khóc lóc hay cãi vã. Tiếp theo, gia chủ thắp nhang và đọc lời khấn nhập trạch để thông báo với các vị thần linh và tổ tiên, sau đó pha trà, dâng lên mâm cúng hóa vàng. Xong hết thủ tục mới tiến hành bố trí đồ đạc trong nhà và dọn dẹp nhà mới.

Hình ảnh mâm cúng nhập trạch chay.

Hình ảnh mâm cúng nhập trạch chay kho nhập trạch nhà mới

Văn khấn nhập trạch xin phép thần linh và gia tiên

Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, việc thực hiện lễ khấn nhập trạch để xin phép thần linh và gia tiên trước khi chuyển đến một ngôi nhà mới là một nghi lễ trang trọng và ý nghĩa. Văn khấn nhập trạch có thể bao gồm lời cầu nguyện và tri ân đối với thần linh và tổ tiên, cũng như mong muốn được nhận sự bảo hộ và phù hộ cho một cuộc sống mới, tại một cư gia mới.

Văn khấn nhập trạch xin phép thần linh

Nam mô a di đà Phật! (nhắc 3 lần)

Con xin kính lạy chín phương Trời, cùng Chư Phật mười phương. Kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân, tất cả các vị thần linh cai quản xứ này.

Con tên là:………………………, tuổi mệnh (ví dụ: Nhâm ngọ 2002,…)

Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, ngày….. tháng…. năm…. (nhằm ngày ….. tháng…. năm…. âm lịch), con sắm sửa lễ vật, hương quả trầu cau bày lên trước án, xin kính cẩn tâu trình đến chư vị thần linh:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực, giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh, phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo.

Gia đình của chúng con vừa chuyển đến căn nhà số… đường… phường/xã… quận/ huyện/… thành phố/ tỉnh… Nay mọi việc viên mãn, mọi sự hoàn thành, chọn được ngày lành tháng tốt nên cúi mong chư vị Thần linh tề tựu thụ hưởng lễ vật, cho chúng con được nhập trạch vào căn hộ mới, sau đó lập bát hương thờ cúng thần linh.

Cũng xin các vị thần anh minh cho chúng con được rước vong linh gia tiên của chúng con về căn hộ mới để thờ phụng. Cầu xin được thần linh chứng giám, gia ân tác phúc, phù hộ độ trì cho gia đình làm ăn phát đạt, an ninh, khang thái, cuộc sống an lành,

Tín chủ cũng xin thành tâm được mời những hương linh phảng phất, các vong hồn không nơi nương tựa quanh đây đến thụ hưởng lễ vật. Mong được phù trì ăn nên làm ra, cuộc sống an lạc, gia đạo thuận hòa, phòng tránh được những điều xui rủi. Chúng con dù lễ bạc nhưng tâm thành, xin cúi đầu kính lễ, cúi mong được thần linh chứng giám.

Cẩn cáo!

Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

Nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không?

Gia chủ đọc văn khấn thần linh khi cúng nhập trạch về nhà mới

Văn khấn gia tiên khi nhập trạch

Sau khi đọc văn khấn thần linh xong thì gia chủ sẽ đọc văn khấn gia tiên. Khi đưa ông bà tổ tiên về chỗ ở mới thì gia chủ cũng cần thông báo cho họ về gia cư mới. Văn khấn ông bà tổ tiên khi nhập trạch chung cư như sau:

Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

Con xin kính lạy Liệt tổ liêt tông… (họ của ông bà, tổ tiên) Gia tại thượng

Kính lạy Cửu huyền thất tổ nội ngoại tiên linh

Con tên là… Hôm nay ngày lành tháng tốt, là ngày……tháng.…. năm…… (nhằm ngày…tháng…năm…âm lịch)

Chúng con vừa dọn đến căn nhà số …. đường… phường/xã… quận/ huyện/… thành phố/ tỉnh….

Nhờ ân phúc của tổ tiên, ông bà phù hộ mà gia đình đã tạo dựng được nơi ở mới. Hôm nay chúng con đã sắm sửa lễ vật, hoa quả hương nhang, trầu cau, xin thành tâm thắp nén nhang dâng lên án thờ. Kính cẩn cầu xin tổ tiên, chư vị hương linh nội ngoại chứng giám cho lòng thành, tề tựu về đây thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu được xuất nhập bình an, gia đạo thuận hòa, cuộc sống hưng thịnh, mọi điều bình an mạnh khỏe.

Chúng con cũng xin được rước tổ tiên về căn hộ này để tiếp tục được thờ phụng, hương nhang mỗi ngày, thể hiện chữ hiếu của con cháu.

Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận, thọ cảm ân sâu.

Cẩn cáo!

Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

Văn khấn gia tiên khi nhập trạch.

Văn khấn gia tiên khi nhập trạch gia chủ có thể tham khảo

Thời điểm nào tốt nhất để nhập trạch?

Thông thường, quyết định chọn ngày tốt để nhập trạch sẽ được đưa ra dưới sự tư vấn của các chuyên gia phong thủy. Tuy nhiên, trong quá trình này, cũng tồn tại những nguyên tắc lâu đời bất di bất dịch, giúp gia chủ lựa chọn ngày nhập trạch một cách hiệu quả và tốt đẹp.

Theo hoàng đạo 

Người ta tin rằng ngày hoàng đạo là thời điểm mà các vị thần linh khởi hành. Việc chuyển nhà, nhập trạch trong những ngày hoàng đạo tốt được xem như một bước quan trọng để đón nhận sự an lành và may mắn cho gia đình. Mọi người thường quan niệm rằng sự tương hợp với năng lượng của thần linh vào thời điểm đó sẽ làm cho quá trình chuyển nhà trở nên suôn sẻ.

Theo thuyết ngũ hành

Ngoài ra, việc chọn ngày giờ nhập trạch theo thuyết ngũ hành cũng là một tín ngưỡng phong thủy, tâm linh phổ biến của người Việt Nam. Mỗi yếu tố ngũ hành như Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đều đại diện cho các khía cạnh đặc biệt trong cuộc sống, từ tài lộc, tiền bạc đến sự may mắn và bình an. Mục đích của thuyết ngũ hành bao gồm xác định những ngày giờ tương sinh với gia chủ cũng như tránh những ngày giờ tương khắc, để đảm bảo không có sự xung đột nào gây trở ngại cho gia đạo. Cụ thể như sau:

  • Kim tương sinh Thổ, khắc Hỏa.
  • Thủy tương sinh Kim, khắc Thổ.
  • Mộc tương sinh Thủy, Hỏa, khắc Thổ và Kim.
  • Hỏa tương sinh Mộc, Thổ, khắc Thủy và Kim.
  • Thổ tương sinh Hỏa, Kim, khắc Mộc và Thủy.

Theo hướng nhà

Theo quan niệm phong thủy dân gian, gia chủ cũng có thể chọn ngày nhập trạch dựa vào hướng nhà. Dựa vào hướng nhà, gia chủ có thể chọn được ngày tốt chuyển nhà, mang lại nhiều may mắn, thuận lợi cho gia đình. Ngược lại, nếu nhập trạch vào những ngày tương khắc có thể sẽ chiêu cảm những điều xui xẻo, thiếu may mắn.

  • Nhà hướng Đông tránh nhập trạch vào các ngày Sửu, Tỵ, Dậu.
  • Nhà hướng Tây tránh nhập trạch vào các ngày Mão, Hợi, Mùi.
  • Nhà hướng Nam tránh nhập trạch vào các ngày Tý, Thìn, Thân.
  • Nhà hướng Bắc tránh nhập trạch vào các ngày Ngọ, Dần, Tuất.
Hình ảnh mâm cúng nhập trạch

Hình ảnh mâm cúng nhập trạch với trái cây, đồ cúng, vàng bạc… về nhà mới

Gạo muối cúng nhập trạch xong làm gì?

Gạo muối cúng nhập trạch xong thường được gia chủ giữ lại và đặt ở nơi trang trọng trong nhà, như trên bàn thờ hoặc trong tủ bếp. Bởi, gạo và muối được coi là biểu tượng của sự no đủ, sung túc, mang lại may mắn, bình an cho gia đình. Ngoài ra, gạo muối cúng nhập trạch xong cũng có thể được dùng để rắc xung quanh nhà để xua đuổi tà ma, chướng khí. Hoặc đặt ở các góc nhà để hút tài lộc, may mắn.

Có nên thuê thầy cúng nhập trạch không?

Bạn nên thuê thầy cúng nhập trạch, đây là một thủ tục đáng được khuyến khích. Hơn 90% các gia chủ khi chuyển vào tổ ấm mới, thường mời những nhà sư, thầy cúng đến để tiến hành lễ nhập trạch cho gia đình. Nhằm cầu mong sự cho phép của thần linh và tổ tiên, hi vọng cho một tương lai gia đình bình an hạnh phúc.

Nếu bạn muốn nhờ thầy cúng hoặc sư thầy làm lễ nhập trạch nhà mới cho gia đình, bạn nên nhờ họ bốc bát hương cho bàn thờ gia tiên. Khi bốc bát hương, thầy cúng sẽ niệm chú, cầu thỉnh các chư vị thần linh, vong linh về an nhập tại chính ngôi nhà của mình. Việc này không phải là mê tín dị đoan mà hoàn toàn dựa trên cơ sở của khoa học phong thủy.

Việc nhờ thầy cúng niệm chú kinh Phật sẽ tạo ra một nguồn năng lượng mới, tích cực trong môi trường sinh sống tại chỗ ở mới. Chủ nhà cần thắp nhang thêm để nguồn năng lượng đó được mạnh mẽ hơn. Nếu gia đình bạn tuân theo đúng trình tự của lễ nhập trạch và thờ cúng một cách thành tâm nhất, chắc chắn gia đình bạn sẽ gặp được nhiều chuyện may, thuận lợi.

Tuy nhiên, thay vì chi tiêu quá mức cho những vật phẩm thờ cúng xa hoa “mua thần bán thánh”, chúng ta nên thực hiện lễ cúng với trái tim chân thành.Bởi điều quan trọng nhất là tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, giúp bản thân và gia đình gặp nhiều may mắn và hạnh phúc hơn.

Nhờ thầy cúng tiến hành lễ nhập trạch là một thủ tục đáng được khuyến khích

Hình ảnh thầy cúng cùng các thành viên trong nhà tiến hành lễ nhập trạch.

Nhập trạch nhà chung cư cần những gì?

Thủ tục thực hiện lễ cúng nhập trạch khi nhận nhà chung cư cũng tương tự như thủ tục nhập trạch nhà mặt đất đã nêu. Tuy nhiên, nếu bạn sống trong một chung cư, quy trình nhập trạch có thể đòi hỏi sự điều chỉnh do các ràng buộc không gian và quy định cộng đồng. Dưới đây là một số điều bạn có thể cần xem xét khi làm lễ nhập trạch cho nhà chung cư.

  • Thông báo với cộng đồng cư dân, ban quản lý chung cư thể hiện sự tôn trọng, tạo môi trường hòa thuận trong khu chung cư.
  • An toàn cũng là một yếu tố quan trọng, đặc biệt là khi sử dụng lửa hoặc các vật phẩm khác có thể tạo ra nguy cơ cháy nổ.
  • Chọn thời gian và không gian phù hợp cho quá trình cúng bái.
  • Lựa các lễ vật phù hợp với không gian sống, tránh tình trạng làm ảnh hưởng đến người khác và giữ gìn vệ sinh môi trường chung.

Hóa giải những điềm xui khi nhập trạch không đúng cách

Sau khi hiểu được thông tin nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không. Nếu gia chủ nhập trạch sai cách, gia đình có thể gặp phải những điềm không may, chẳng hạn như tai nạn, bệnh tật, thất nghiệp, hôn nhân, gia đình bất hòa hoặc sức khỏe của các thành viên trong gia đình suy giảm,… Để hóa giải những điềm xui khi nhập trạch không đúng cách, gia chủ có thể thực hiện một số cách sau:

  • Cúng tạ lỗi các vị thần linh, tổ tiên. Gia chủ cần chuẩn bị một mâm lễ cúng tươm tất, thành kính, sau đó đọc văn khấn tạ lỗi các vị thần linh, tổ tiên.
  • Mở cửa sổ, cửa chính để thông gió, xua đuổi tà khí mang lại không khí trong lành cho ngôi nhà.
  • Thay đổi đồ đạc, bài trí lại nhà cửa, tạo ra nguồn năng lượng mới, tích cực cho ngôi nhà.
  • Trồng cây xanh trong nhà để thanh lọc khí âm, mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình.
  • Thắp nến hoặc đốt hương trầm để lan tỏa hương thơm trong không gian.
  • Treo chuông gió trước cổng nhà để xua đi năng lượng tiêu cực.

Tham khảo thêm: Kinh nghiệm mượn tuổi làm nhà, tránh tai ương, gặp nhiều may mắn

Lời kết

Như vậy, theo quan niệm phong thủy, nhập trạch khi nhà chưa hoàn thiện là một đại kỵ có thể mang lại những điềm xui xẻo cho gia đình. Bởi lẽ, ngôi nhà chưa hoàn thiện sẽ có sự xáo trộn, dao động khí trường bởi việc thi công, lắp đặt vẫn đang được tiến hành. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc và vận khí của gia đình. Hi vọng qua bài viết này, EnHome đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cho câu hỏi Nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không và mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về nghi lễ nhập trạch của người Việt Nam.