Trước khi gia chủ quyết định xây dựng nhà ở tại đô thị thì việc tham khảo các quy định xây dựng nhà ở tại đây là vô cùng quan trọng vì nó giúp tuân thủ các quy định pháp luật và đảm bảo sự hài hòa, bền vững và an toàn của môi trường sống chung. Trong bài viết này, EnHome sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về các quy định xây dựng nhà ở đô thị. Tham khảo bài viết để tránh phạm phải những sai sót không đáng có ngay nào.
Sự khác nhau giữa xây dựng nhà ở đô thị và nông thôn
Xây dựng nhà ở đô thị và nông thôn có những sự khác biệt đáng kể do sự đa dạng về môi trường, cơ sở hạ tầng và yếu tố văn hóa của hai môi trường này. Dưới đây là một số sự khác nhau chính giữa việc xây dựng nhà ở đô thị và nông thôn.
Xây dựng nhà ở đô thị
Việc xây dựng phải tuân thủ các quy định khắt khe về chiều cao, quy hoạch và an toàn do mật độ dân cư cao và không gian hạn chế. Bên cạnh đó, sự phát triển của cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông và dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng những công trình hiện đại và tiện nghi. Ngoài ra, việc sử dụng vật liệu công nghiệp và thiết kế hiện đại, các ngôi nhà đô thị thường phản ánh phong cách sống đương đại và thẩm mỹ.
Xây dựng nhà ở nông thôn
Xây dựng nhà ở nông thôn thường đòi hỏi sự linh hoạt và tùy thuộc vào nguồn tài nguyên tự nhiên có sẵn. Cơ sở hạ tầng ở nông thôn thường không phát triển bằng đô thị gây ra những thách thức về việc cung cấp điện, nước và dịch vụ cơ bản. Tại nơi đây, việc sử dụng vật liệu tự nhiên như gỗ, đá hay nứa thường phổ biến hơn. Thiết kế của các ngôi nhà nông thôn thường phản ánh nền văn hóa và phong cách truyền thống của cộng đồng.
Tham khảo ngay: Chi phí, thủ tục xin giấy phép xây dựng mới nhất năm 2023
Một số quy định xây dựng nhà ở đô thị
Dựa vào quy định tại Khoản 1 điều 93 Luật xây dựng năm 2014 và Khoản 32 điều 1 Luật Xây dựng được sửa đổi năm 2020, điều kiện xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị được quy định như sau:
- Mục đích sử dụng đất phải phù hợp theo quy định của pháp luật về đất đai và quy chế quản lý kiến trúc do cơ quan cấp cao nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng cháy, nổ, cũng như đảm bảo an toàn cho hạ tầng kỹ thuật và các khu vực bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa và di tích lịch sử. Cũng đảm bảo các khoảng cách an toàn đối với các công trình dễ cháy, nổ, độc hại hoặc các công trình liên quan đến quốc phòng và an ninh;
- Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện khi đáp ứng các yêu cầu: Tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật về việc sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng các yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); đồng thời bảo đảm sự an toàn chịu lực, an toàn sử dụng, mỹ quan, hoặc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng cháy, nổ và các điều kiện an toàn khác; Hộ gia đình được phép tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2, dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, và phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, hoặc tác động của công trình xây dựng đến an toàn môi trường và các công trình lân cận.
- Hồ sơ yêu cầu cấp giấy phép xây dựng phải phù hợp với loại giấy phép xây dựng như giấy phép xây dựng mới, giấy phép xây dựng với trường hợp sửa chữa cải tạo hoặc giấy phép xây dựng di dời công trình.
Xem Hợp đồng xây dựng là gì? Mẫu hợp đồng xây dựng mới nhất tại đây https://enhome.vn/mau-hop-dong-xay-dung/
Sự quan trọng của việc quy định xây dựng nhà ở đô thị
Việc quy định xây dựng nhà ở đô thị có ý nghĩa vô cùng quan trọng và có tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững các khu đô thị. Do đó, các gia chủ cần tuân thủ các quy định xây dựng trong khu đô thị để mang lại những giá trị lâu dài cho đời sống chung của cộng đồng.
Kiểm soát không gian đô thị và đảm bảo an toàn, an ninh
Việc quản lý và kiểm soát không gian đô thị thông qua quy định xây dựng giúp hạn chế mật độ xây dựng quá cao và đảm bảo không gian xây dựng cân đối. Từ đó tránh tình trạng ô nhiễm và ách tắc giao thông. Các quy chuẩn và quy định cũng đảm bảo tính an toàn và an ninh cho cư dân đô thị, từ việc đảm bảo các công trình xây dựng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đến khả năng chống chịu tác động của thiên tai và tai nạn.
Tạo mỹ quan chung cho đô thị
Một yếu tố không kém phần quan trọng của việc quy định xây dựng nhà ở đô thị là mỹ quan khu đô thị. Các quy chuẩn thiết kế và kiến trúc hỗ trợ việc xây dựng những công trình hài hòa với cảnh quan xung quanh, tạo nên diện mạo đẹp mắt và ấn tượng cho thành phố. Điều này đã đóng góp vào việc duy trì tính thẩm mỹ của đô thị và không gian sống cho cư dân.
Bảo vệ môi trường chung
Bảo vệ môi trường chung cho khu đô thị cũng là một trong những yếu tố tích cực mà các quy chuẩn xây dựng mang lại. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn về xử lý nước thải, tiết kiệm năng lượng và sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường đều đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tác động tiêu cực lên môi trường và duy trì sự cân đối với thiên nhiên.
Tạo điều kiện sống tốt cho các hộ dân
Các quy định xây dựng đô thị không chỉ tạo ra cơ hội phát triển kinh tế cho các doanh nghiệp xây dựng và ngành kiến trúc mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và phát triển trong khu vực đô thị. Điều này đồng thời hỗ trợ việc tạo ra môi trường sống tốt cho cư dân với những căn hộ an toàn, thoải mái và gần như là đầy đủ các tiện ích, giúp cư dân tiếp cận dễ dàng đến các dịch vụ, trường học, bệnh viện và cơ sở vui chơi giải trí.
Giấy phép xây dựng là gì? Những mẫu giấy phép xây dựng mới nhất 2023
Top 10 nhà thầu xây dựng Đà Nẵng uy tín và đáng tin cậy nhất
Tóm lại, việc tìm hiểu các quy định xây dựng nhà ở đô thị là cần thiết đối với bất kỳ gia chủ nào đang có ý định xây dựng nhà ở tại các khu vực đô thị. Do đó, EnHome hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn và nắm rõ các quy định nhằm tránh các lỗi sai không cần cần thiết. Đừng quên theo dõi EnHome để cập nhật thêm nhiều kiến thức xây dựng bổ ích nhé.